Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Du lịch Việt thừa sản phẩm giống nhau nhưng thiếu sản phẩm độc đáo

Doanh nghiệp

22/04/2019 10:52

Du lịch Việt Nam thừa sản phẩm giống nhau, thiếu sản phẩm độc đáo là nhận định của chuyên gia tư vấn du lịch quốc tế, Phạm Hà, giám đốc Luxury Travel.

Tour du lịch phổ thông không còn hút khách

Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút khách du lịch quốc tế, như có thêm nhiều đường bay thẳng hơn trước, thị thực nới lỏng, văn hóa, lối sống, ẩm thực đa dạng và thiên nhiên hoang sơ, vốn được người châu Âu, Úc, Mỹ yêu thích. Nhiều du khách đã định hình, Việt Nam là điểm đến ẩm thực, văn hóa, tự nhiên, nên ngành du lịch cần giữ được lợi thế này.

Leo-Nui-Mao-Hiem-Cat-Ba
Việt Nam có cảnh đẹp thiên nhiên hoang dã.

Thái Lan thông báo 38 triệu du khách năm 2018, tương tự Malaysia đón khách bằng dân số của họ 30 triệu khách. Ở Đông Nam Á, đây là 2 nước cạnh tranh với Việt Nam. Họ có chính sách phát triển, thống nhất, tài nguyên du lịch thua Việt Nam, nhưng chúng ta chỉ đón 15 triệu khách quốc tế trong năm qua.

Chất và lượng khách quốc tế đến Việt Nam đều chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch nước nhà và chúng ta phải chọn giữa đại trà tập trung hay chọn tập trung để vào chất.

Một xu hướng đáng quan tâm nữa là sở thích, xu hướng đi du lịch của khách đã khác trước. Những tour phổ thông, vài ngày đi dọc ba miền Bắc, Trung, Nam nối thêm vài điểm Lào và Campuchia vốn rất phổ biến trong các chương trình tour dành cho châu Âu đang ngày càng kém sức hút. Du khách có xu hướng đi ngắn ngày, đặt lịch sát ngày hơn là chọn tour theo chủ đề.

Khách hàng họ hiểu rất sâu về điểm đến, biết chính xác bản thân mình muốn gì. Thậm chí phòng khách sạn, du thuyền đẹp nhất vịnh Hạ Long, họ đều biết nên không thể làm tour thăm thú chung chung.

Nhiều khách có những yêu cầu rất cụ thể như từ Hà Nội đi trực thăng xuống Hạ Long bằng thủy phi cơ, gặp gỡ nhà sử học, ăn quán mà tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng ăn ở Hà Nội, hay tham quan tour nghệ thuật có buổi gặp gỡ với họa sĩ trong nước Phạm Lực…

Điều kiện du khách đến đã dễ dàng hơn thì điểm đến phải vui, có nhiều trải nghiệm và an toàn thì mới tạo nên kí ức đẹp để lôi cuốn khách. Nếu doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm tốt và thành nhà cung cấp dịch vụ trải nghiệm đặc trưng thì sẽ có cơ hội.

Hiện nay, ngày càng nhiều công ty du lịch đa quốc gia vào thị trường Việt Nam “mua tận gốc bán tận ngọn”, kết hợp với các đại lý bán hàng trực tuyến kết nối thẳng với khách hàng làm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại chỗ mất dần cơ hội.

Giải pháp nào cho du lịch Việt?

Hàng năm, du lịch Việt Nam tăng trưởng trung bình 20%. Nhìn vào con số 15 triệu lượt năm 2018, có tới 12 triệu đến từ thị trường châu Á, chiếm 77,9% trong đó là khách Trung Quốc gần 5 triệu lượt, chỉ 13,1% đến từ châu Âu, Mỹ và châu Úc chiếm 5,8%. Rõ ràng, cơ cấu nguồn khách có sự mất cân đối, quá chênh lệch nhất là từ châu Âu và châu Á.

Ai cũng biết, thị trường Trung Quốc kém chất lượng như thế nào, chưa kể nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích làm ăn buôn bán qua cửa khẩu, thuần tí đi du lịch rất ít.

Còn khách Hàn Quốc cũng không kém cạnh khi đạt số 3,1 triệu lượt. Phần đông là người Hàn sinh sống tại Việt Nam xuất nhập cảnh ra vào. Nếu là khách du lịch, cũng không tới được các công ty Việt Nam tiếp nhận và phục vụ. Tình trạng giống hệt như cách Trung Quốc.

Như vậy, chỉ tính khách Hàn Quốc và Trung Quốc số lượng đã chiếm phân nửa tổng khách vào Việt Nam trong năm qua. Trong khi đó, những thị trường có khách chất lượng từ châu Âu, châu Mỹ chưa tăng trưởng mạnh. Khách nội địa cũng ngày càng chọn du lịch trải nghiệm và đi nhiều hơn, 80 triệu mỗi năm theo số liệu của tổng cục du lịch năm 2018.

anhthuy1202-182629042636-lan-bien-nha-trang
Đã đến lúc Việt Nam đầu tư vào chất lượng và sự độc đáo của du lịch.

Điều đó cho thấy du lịch Việt chưa định hình được hình ảnh thương hiệu điểm đến trong tâm trí khách hàng, thừa sản phẩm du lịch giống nhau, thiếu du lịch độc đáo. Khách hàng ngày nay không còn chỉ tham quan, nghỉ dưỡng đơn thuần mà luôn tìm những trải nghiệm du lịch mới chân thật thú vị và muốn tìm hiểu sâu sắc đời sống văn hóa di sản và lịch sử của điểm đến.

4 vấn đề lớn là nút thắt của du lịch Việt Nam cần gấp rút tháo gỡ là cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến hiệu quả. Đặt văn phòng du lịch nước ngoài là điều cần thiết trong việc xúc tiến đặc biệt là những thị trường mục tiêu. Và văn phòng du lịch nước ngoài chỉ hiệu quả khi giải quyết bài toán trên, các cơ chế visa thân thiện miễn hẳn, đường bay thuận lợi và có đường bay trực tiếp tại thị trường trung tâm có văn phòng xúc tiến du lịch.

Du lịch Việt Nam hiện nay đặt ra cơ chế, chính sách, sản phẩm du lịch và xúc tiến hiệu quả. Trong đó sản phẩm du lịch là trong những vấn đề cốt lõi của sự phát triển.

Du lịch trải nghiệm lên ngôi

Rất nhiều du khách nước ngoài, thập chí là du khách Việt Nam đang có xu hướng du lịch trải nghiệm. Điều đó khiến loại hình lưu trú đã thay đổi nhanh chóng từ chỗ nghỉ chân cho lái xe trên đường, phát triển thành nhà nghỉ, khách sạn, liên hợp nghỉ dưỡng, điểm đến bãi biển, khu nghỉ dưỡng chuyên spa, golf, khu vui chơi kết hợp nghỉ dưỡng và bây giờ là Homestay from home... Đó là sự cạnh tranh khốc liệt với condotel và homestay.

Ngoài các thương hiệu lớn của các tập đoàn nước ngoài, còn nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam vẫn tư duy có tiền để xây khách sạn và khách sẽ đến, thực tế khách không đến. Nhiều nhà đầu tư bỏ quên khâu vô cùng quan trọng là nghiên cứu và phát triển.

Du khách ngày nay ngày càng muốn trải nghiệm độc đáo, tại điểm đến thú vị và mang về những ký ức. Khi phát triển một cơ sở lưu trú cần thổi hồn vào nó để khách có lý do đến và trải nghiệm, nghe câu chuyện bản địa hoặc của chủ nhân. Bản thân cơ sở lưu trú cũng phải là một câu chuyện hay để nghe và khám phá.

_DSC4769 (1)
Văn hóa và câu chuyện bản địa sẽ hút khách nhớ đến Việt Nam.

Ví dụ như khu nghỉ dưỡng chùa Bái Đính Ninh Bình, ông Hà Phạm chia sẻ: “Tôi tư vấn ý tưởng có bể bơi, 21 phòng cảnh, nằm giữa không gian xanh, gần chùa và di sản Tràng An. Phát triển Khu nghỉ phong cách, hướng tới khách châu Âu và người Việt trung lưu và sang, thân thiện môi trường, chất liệu tái chế, tập trung vào khu ẩm thực, tạo sự thú vị cho khách ở 2-3 đêm. Đổi thói quen đi về trong ngày từ Hà Nội, kết nối văn hóa địa phương, dạy thiền, nấu ăn.... tại đó khám phá các địa danh xung quanh”.

Khác biệt độc đáo của một dự án nghỉ dưỡng có 8 yếu tố như không chỉ xây phòng mà sự riêng tư, ẩm thực độc đáo, các hoạt động tại khu nghỉ dưỡng, kết nối văn hóa bản địa, làm giàu tinh thần, tỉnh dưỡng, thiền định, tạo cảm giác sáng tạo mới.

Không những khác biệt mà phải độc đáo, đừng chỉ xây khách sạn, hãy xây trải nghiệm và câu chuyện. Du lịch giờ đây, tất cả là điểm đến trải nghiệm và ký ức

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement