Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Du lịch châu Á tái mở cửa nhưng du khách chịu chi tiền vẫn kẹt ở nhà

Kinh tế thế giới

05/11/2021 06:25

Việc các quốc gia châu Á dần nới lỏng các quy định hạn chế và từng bước mở cửa đón du khách đã làm giảm áp lực đối với các công ty du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, theo Reuters.
news

Trung Quốc, trước đây là thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới, đặc biệt là ngành du lịch châu Á.

Hiện tại, lưu lượng hành khách hàng không từ Trung Quốc chỉ còn 2% so với trước đại dịch và vẫn chưa nới lỏng các hạn chế đi lại vì quốc gia nàykiên quyết theo đuổi chiến lược "Zero COVID-19".

Việc này đã để lại lỗ hổng chi tiêu hàng năm lên tới 225 tỷ USD trong thị trường du lịch toàn cầu, làm cho các nhà khai thác như Laguna Phuket của Thái Lan phải cố lấp đầy.

Giám đốc điều hành Ravi Chandran cho biết 5 khu nghỉ dưỡng của Laguna Phuket đã chuyển trọng tâm tiếp thị sang châu Âu, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để bù đắp cho lượng khách Trung Quốc bị mất, lượng du khách Trung Quốc tạo ra 25-30% tổng doanh thu mỗi năm cho doanh nghiệp của ông trước đại dịch.

Chandran nói: “Cho đến hôm nay, chúng tôi đã không thực hiện tiếp thị hoặc quảng bá quan trọng ở Trung Quốc… vì chúng tôi không cảm thấy được có điều gì đó đang tới”.

tai-xuong.jpg
Du khách tại một bãi biển khi Phuket mở cửa cho người nước ngoài, những người đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Ảnh Reuters

Dữ liệu của Bộ Du lịch Thái Lan cho biết, đại dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Thái Lan mất đi nguồn thu khoảng 50 tỷ USD mỗi năm. Theo dữ liệu của Bộ Du lịch Thái Lan, du khách Trung Quốc là nhóm chi tiêu mạnh tay hơn người từ các nước khác.

Thái Lan hy vọng sẽ đón được 180.000 khách du lịch nước ngoài trong năm nay, một phần nhỏ so với khoảng 40 triệu mà nước này nhận được vào năm 2019, vì từ đầu tuần này, Thái Lan đã mở cửa một loạt địa điểm, ngoài Phuket, để đón du khách.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng Trung Quốc sẽ duy trì các biện pháp nghiêm ngặt như cách ly tới 3 tuần đối với những người về nước cho đến ít nhất là quý II năm sau và sau đó có thể mở cửa dần dần trên cơ sở từng quốc gia.

"Ngành du lịch sẽ phải tìm kiếm thị trường du khách mới và học cách tiếp thị, phục vụ du khách từ các nền văn hóa khác", Liz Ortiguera, giám đốc điều hành Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, nhận định. Ông cho biết Maldives là ví dụ hiếm hoi về sự xoay trục thành công trong thời kỳ đại dịch.

Chuỗi các hòn đảo ở Ấn Độ Dương đã tự quảng bá rầm rộ tại các triển lãm thương mại và thu hút thêm nhiều du khách Nga và Ấn Độ đến các khu nghỉ dưỡng sang trọng ở đây.

Trung Quốc từng là nguồn cung du khách lớn nhất trước đại dịch, song số lượng khách tới chuỗi đảo này trong 9 tháng qua chỉ giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019.

6xox5qlyuznxlhihg5a7tw2h2y.jpg
Du khách nước ngoài được nhìn thấy bên cạnh Tượng Phật nằm ở Wat Pho, một ngày sau khi chiến dịch mở cửa trở lại của đất nước, một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm bắt đầu khởi động lĩnh vực du lịch bị đại dịch ở Bangkok, Thái Lan, ngày 2/11. Anh3: Reuters

Công ty dữ liệu du lịch ForwardKeys ước tính phải đến năm 2025, hoạt động du lịch quốc tế của Trung Quốc mới có thể phục hồi trở lại mức trước đại dịch.

Điều này cũng buộc các hãng hàng không phải đánh giá lại các tuyến bay do dữ liệu của họ cho thấy 38% khách du lịch Trung Quốc sử dụng các hãng hàng không nước ngoài trong năm 2019.

Ngay cả khi Singapore, Thái Lan và đảo Bali của Indonesia dần mở cửa cho du khách quốc tế, các hãng hàng không Thai Airways và Garuda Indonesia đang thu hẹp đáng kể số lượng máy bay như một phần của kế hoạch tái cơ cấu.

Còn theo các cuộc khảo sát gần đây, khi Trung Quốc mở cửa biên giới, nhiều người Trung Quốc không muốn đi du lịch quốc tế do lo ngại COVID-19. Một trong những nguyên nhân khác là người dân Trung Quốc muốn đi du lịch trong nước, nơi đang có dịch vụ mua sắm miễn thuế, cạnh tranh với các điểm du lịch tiềm năng khác như Hong Kong hay Hàn Quốc.

Kat Qi, một người sống ở Bắc Kinh, cho biết: "Nói thật, tôi không mấy hào hứng với du lịch nước ngoài. Rất nhiều điểm tôi từng muốn đến thăm, có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nằm ở những quốc gia kém phát triển hơn, đó thường là những nước với tỷ lệ tiêm chủng thấp."

r43cx62d45nmnkwyhbeaegtofq.jpg
Khách tham quan chụp ảnh tại gian hàng triển lãm của Maldives tại Hội chợ Thương mại Du lịch Quốc tế (ITB) ở Berlin, Đức, ngày 9/3/2016. Anh3: Reuters

Sở thích của cô đối với phong cảnh thiên nhiên cũng là một xu hướng nổi lên trong các cuộc khảo sát về du khách Trung Quốc. Nhiều người tập trung vào hoạt động ngoài trời vào thời điểm mà các kỳ nghỉ cắm trại trong nước đã trở nên phổ biến và các nhà khai thác du lịch sẽ cần phải điều chỉnh cho phù hợp, các chuyên gia nói.

Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài Trung Quốc Wolfgang Georg Arlt cho biết thị trường sẽ thay đổi, vì vậy người Trung Quốc đi du lịch vào năm 2022 sẽ khác với người Trung Quốc đi du lịch vào năm 2019. Ông cho rằng các xu hướng đổ xô đi mua sắm và du lịch sẽ dần hạn chế.

Bên cạnh đó, Giám đốc tiếp thị và truyền thông tại công ty Dragon Tail International, bà Sienna Parulis-Cook cho biết các chuyến du lịch theo nhóm lớn không còn được ưa chuộng và sẽ được thay thế bằng các chuyến du lịch độc lập theo nhóm nhỏ với gia đình và bạn bè.

(Nguồn: Reuters)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ