Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự báo xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm 2020

Xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 và dự báo quý IV/2020 sẽ đạt 2,3 tỷ USD.

Theo Hiêp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, do tác động của dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý I giảm 10% và tiếp tục giảm 7% trong quý II đạt gần 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, sang quý III, xuất khẩu thủy sản đã tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 2,4 tỷ USD.

Sau khi hồi phục tương đương với cùng kỳ năm ngoài trong tháng 7 và tháng 8, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 790 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và lũy kế 9 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt giảm 4% đạt gần 6 tỷ USD.

Xu hướng tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới thay đổi, theo đó những sản phẩm phục vụ cho phân khúc dịch vụ như cá tra và một số sản phẩm có giá vừa phải bị sụt giảm nhu cầu vì yêu cầu giãn cách xã hội và lệnh phong tỏa ở các nước.

Trong khi đó, nhu cầu thủy sản trong phân khúc bán lẻ vẫn ổn định hoặc tăng ở một số thị trường lớn như Mỹ, đó đó, xuất khẩu tôm vẫn tăng mặc dù xuất khẩu cá tra và các sản phẩm hải sản giảm. Ngoài ra, thiếu hụt nguyên liệu khai thác trong nước và nhập khẩu cũng khiến cho xuất khẩu hải sản sụt giảm.

Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh do dịch bệnh

Trong số các sản phẩm xuất khẩu chính, chỉ có tôm có mức tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong 9 tháng đầu năm, nhất là 6 tháng gần đây vì vậy kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng chi phối, hơn 44% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (so với năm 2019 chiếm 38,5%) trong khi cá tra liên tục sụt giảm xuất khẩu dẫn đến chỉ chiếm 17,6% (giảm so với 23,6% cùng kỳ năm 2019).

Xuất khẩu các mặt hàng hải sản đều sụt giảm, tuy nhiên tỷ trọng của hải sản trong tổng xuất khẩu vẫn tương đương cùng kỳ năm ngoái (hải sản chiếm 38% tổng xuất khẩu thủy sản).

 

Ước xuất khẩu tôm trong tháng 9/2020 đạt 369 triệu USD, tăng 20% và lũy kế tính đến cuối tháng 9/2020 xuất khẩu tôm tăng 10% đạt 2,7 tỷ USD và giữ được tăng trưởng trong cả 8 tháng (trừ tháng 1 do nghỉ Tết Nguyên đán.

Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt trên 1,9 tỷ USD, tăng 14% và chiếm 71%; xuất khẩu tôm sú đạt 424 triệu USD, giảm 15% và chiếm 16%. Trong 4 tháng gần đây, xuất khẩu tôm chân trắng càng có xu hướng tăng mạnh hơn so với những tháng trước, tăng khoảng 14-15% so với cùng kỳ, tập trung tăng mạnh các sản phẩm tôm chân trắng chế biến mã HS16, tăng 22% (tôm chân trắng HS16 chiếm tới 47,5% tổng xuất khẩu tôm chân trắng).

Từ quý III, các doanh nghiệp tôm tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. xuất khẩu sang các thị trường khác như Anh, Canada vẫn duy trì tăng trưởng khả quan từ đầu năm đến nay. Duy có thị trường EU bị sụt giảm liên tiếp qua 2 quý: giảm 4% trong quý I và tiếp tục giảm sâu gần 10% trong quý II.

Tuy nhiên, xuất khẩu bắt đầu phục hồi 2% từ tháng 7 và tăng mạnh 16% trong tháng 8/2020 cho thấy thuế nhập khẩu tôm đông lạnh vào EU giảm về 0% (theo hiệp định EVFTA) đã tác động tích cực đến xuất khẩu sang thị trường này.

Cá tra là mặt hàng có doanh số xuất khẩu giảm sâu nhất trong cả quý I (giảm 29%) và quý II (giảm 32%), tiếp tục giảm 27% và 29% trong tháng 7 và tháng 8. xuất khẩu cá tra trong tháng 9 tiếp tục giảm 14% với doanh số đạt 135 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu lũy kế 9 tháng đầu năm giảm 28% đạt khoảng 1 tỷ USD.

Dịch bùng phát trên toàn thế giới, nhu cầu cá tra sụt giảm mạnh tại các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN do giãn cách xã hội làm giảm tiêu thụ ở phân khúc HORICA. Trong khi đó, nguồn cung trong nước và lượng tồn kho tăng, càng khiến cho xuất khẩu cá tra khó khăn.

Xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm liên tiếp trong 9 tháng qua, trừ thị trường Anh tăng trưởng mạnh 24% và sẽ là thị trường bù đắp cho sự sụt giảm của các thị trường khác trong những tháng cuối năm, cùng với thị trường Mỹ cũng đang có xu hướng hồi phục từ tháng 7 dù chỉ tăng nhẹ 2-4%.

Dịch COVID-19 khiến giao dịch hải sảntại các thị trường sụt giảm. Ngoài ra đối với các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc thì xuất khẩu thêm khó vì thiếu nguyên liệu do giãn cách xã hội khiến hoạt động đánh bắt thủy sản giảm, sản lượng khai thác ít, việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cũng khó vì thiếu và vì lệnh phong tỏa. Tổng xuất khẩu hải sản 8 tháng đầu năm 2020 đạt gần 2 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành tôm được ghi nhận có mức độ tăng trướng khá tốt sau dịch.
Ngành tôm được ghi nhận có mức độ tăng trướng khá tốt sau dịch.

Xuất khẩu cá ngừ 9 tháng năm giảm 13% đạt 475 triệu USD, trong đó giảm 10% trong quý I và giảm sâu hơn (-28%) trong quý II. xuất khẩu trong tháng 7 và tháng 8 có xu hướng hồi phục so với những tháng trước nhưng so với cùng kỳ chỉ tăng nhẹ 1,8% trong tháng 7 và giảm 2% trong tháng 8, ước xuất khẩu trong tháng 9 tăng nhẹ 8% đạt 57 triệu USD.

Doanh nghiệp cá ngừ đang kỳ vọng vào việc thúc đẩy xuất khẩu sang EU sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực tứ 1/8/2020, với mức thuế ưu đãi về 0% cho 11.500 tấn cá ngừ hộp xuất khẩu và mức thuế 0% cho cá ngừ đông lạnh. Tuy nhiên, sau 1 tháng thực hiện EVFTA, kết quả xuất khẩu cá ngừ sang EU không có dấu hiệu khả quan, vẫn giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Xuất khẩu mực, bạch tuộc 9 tháng đầu năm 2020 giảm 7% đạt 398 triệu USD, trong đó xuất khẩu mực chiếm 55% và xuất khẩu bạch tuộc chiếm 45%. Sau khi giảm mạnh 24% trong quý I, xuất khẩu mực, bạch tuộc trong quý II có chiều hướng khả quan hơn nhưng vẫn giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. xuất khẩu trong tháng 7 giảm 3% nhưng sang tháng 8 tăng mạnh 22% cho thấy thị trường đang có tín hiệu khả quan, xuất khẩu trong tháng 9 tiếp tục tăng mạnh 24% đạt 53 triệu USD.

Từ tháng 8, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU tăng nhẹ 1,4% có thể là tín hiệu tốt với hy vọng xuất khẩu sang thị trường này những tháng tới sẽ tăng nữa, khi một số mã hàng đông lạnh và chế biến được giảm thuế về 0% theo hiệp định EVFTA.

Những thị trường nhập khẩu thủy sản giờ ra sao?

9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 154 thị trường. Top 6 thị trường gồm Nhật Bản, Mỹ, Trung Quôc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu.

Trong quý I, xuất khẩu sang Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc và EU sụt giảm, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ vẫn tăng nhẹ, do dịch Covid 19 lây lan chủ yếu ở khu vực châu Á. Sang quý II, dịch bùng phát mạnh trên thế giới nhất là Mỹ và châu Âu, trong khi lắng xuống ở các nước châu Á dẫn đến xu hướng xuất khẩu sang các thị trường đảo chiều.

Theo đó, xuất khẩu thủy sản trong quý II sang Trung Quốc tăng, trong khi giảm tại các nước khác. Sang quý III, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh, sang Hàn Quốc hồi phục nhẹ, trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác đều giảm. Xuất khẩu sang EU trong tháng 8 tăng nhẹ 1% sau khi giảm liên tục trong 6 tháng trước, do xuất khẩu tôm, mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng.

Ước xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tháng 9 đạt 135 triệu USD, tăng 6%, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt trên 1,16 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. xuất khẩu sang thị trường này chỉ giảm sâu trong tháng 4 và tháng 5 vào đỉnh dịch Covid lần 2, nhưng sau đó hồi phục mạnh nhờ xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng.

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản trong tháng 9/2020 ước đạt 100 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019, Ước lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản giảm nhẹ 6% đạt trên 1 tỷ USD. xuất khẩu trong quý I tăng nhẹ 2% nhưng sang quý II lại giảm gần 6%, tiếp tục giảm 9% và 8% trong 2 tháng đầu quý III.

Trung Quốc đã vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020. Sau khi giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm do tác động của dịch COVDI-19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc bắt đầu ổn định và hồi phục dần từ tháng 3. Riêng trong quý II, Trung Quốc đứng đầu về nhập khẩu thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, từ tháng 7, xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh (giảm 9% và 10% trong tháng 7 và tháng 8) do Trung Quốc hạn chế nhập khẩu tôm đông lạnh. xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 ước đạt 190 triệu USD, tăng mạnh 50% so với cùng kỳ năm ngoái, do vậy lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng nhẹ 2% đạt 975 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 2 quý: giảm 16% trong quý I và tiếp tục giảm 20% trong quý II đạt 218 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 7, tháng 8 có chiều hướng tốt hơn, nhưng so với cùng kỳ năm 2019 chưa có sự đột phá đáng kể.

Ước xuất khẩu trong tháng 9 hồi phục mạnh hơn với mức tăng 13% đạt 92 triệu USD, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 692 triệu USD, giảm 11%. Dịch COVDI-19, giãn cách xã hội khiến cho xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường chính giảm sâu: Italy giảm 30%, Đức giảm 14% và Hà Lan giảm 30%.

Tỷ trọng của thị trường này giảm xuống còn 12% vì 2 nguyên nhân cơ bản: Anh rời khỏi EU từ ngày 1/2/2020 và Covid làm giảm nhu cầu và ảnh hưởng đến giao thương thủy sản. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang kỳ vọng vào hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ đem lại cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang EU, nhất là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá ngừ đông lạnh, mực, bạch tuộc đông lạnh và chế biến sẽ được giảm thuế về 0% ngay từ 1/8 tới. xuất khẩu tôm đang có dấu hiệu tốt từ tháng 7, mực bạch tuộc và cá ngừ có thể tăng nhẹ.

Lũy kế đến cuối tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc giảm 2% đạt 553 triệu USD, trong đó xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 64 triệu USD, tăng 5%. xuất khẩu sang thị trường này giảm nhiều ở các mặt hàng hải sản: cá ngừ giảm 40%, mực, bạch tuộc giảm 6%, xuất khẩu cá biển khác và cua ghẹ cũng giảm sâu 12% và 39%.

Đối với mặt hàng tôm, Hàn Quốc là thị trường ổn định với mức tăng 7% xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm chân trắng (chiếm 83%), trong khi tôm sú chiếm 5%. Tuy nhiên, năm nay xuất khẩu tôm sú sang Hàn Quốc tăng mạnh 25%. 

Dự báo những tháng cuối năm

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, bùng phát đợt 3 tại các thị trường và xuất hiện trở lại trong cộng đồng trong nước, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 3 tháng cuối năm chưa thoát được cơn khủng hoảng suy giảm do nhu cầu giảm, do sản xuất bị ảnh hưởng khiến nguyên liệu chế biến giảm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, thủy sản Việt Nam vẫn có cơ hội ở các thị trường. Đối với thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm, nhất là tôm chân trắng vì sản phẩm này vẫn tiêu thụ tốt tại phân khúc bán lẻ, đồng thời Việt Nam có thể tăng chế biến và xuất khẩu các sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu như cá ngừ và cá biển khác đóng hộp.

Đối với thị trường EU, mặc dù COVID-19 làm giảm nhu cầu và gây khó khăn cho giao thương thủy sản nhưng tôm chân trắng cũng đang có chiều hướng tăng tiêu thụ trên thị trường này.

Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản như tôm, cá ngừ, mực bạch tuộc và nhuyễn thể được hưởng thuế 0% khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU tăng trong những tháng cuối năm nếu các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu tốt và tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan.

Đối với thị trường Trung Quốc, dự báo nhu cầu sẽ hồi phục trong những tháng cuối năm, khi nguồn cung trong nước của Trung Quốc bị sụt giảm do Covid.

Xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ vẫn duy trì ổn định, không tăng đột phá nhưng sẽ tăng tốt với mặt hàng tôm trong những tháng tới.

Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 3 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 2,3 tỷ USDgiảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm tăng 9% đạt 1,1 tỷ USD, cá tra giảm 31% đạt 365 triệu USD, các mặt hàng hải sản đạt khoảng 854 triệu USD, tăng 7,5% với cùng kỳ năm 2019.

Với dự báo trên, xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2020 sẽ đạt khoảng 8,23 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2019, trong đó tôm ước đạt gần 3,7 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu hải sản đạt hơn 3,1 tỷ USD, giảm 3%.

Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2020 (triệu USD)

Sản phẩm

T9/2020

% tăng, giảm

QIII/2020

% tăng, giảm

T1-9/2020

% tăng, giảm

T1-12/2020 (Dự báo)

% tăng, giảm

Tôm

368,700

20

1.151,738

15,9

2.674,695

9,9

3.690,891

9,8

Cá tra

134,793

-14

380,708

-23,7

1.048,220

-28,2

1.413,484

-29,5

Cá ngừ

57,292

 

182,101

0,8

474,800

-13,2

631,544

-12,2

Cá khác

146,703

-1

436,485

-3,6

1.188,613

-1,5

1,668,273

0,1

Mực, bạch tuộc

52,853

24

157,886

13,1

397,787

-7,1

522,858

-9,3

NTHMV

10,504

20

30,237

19,1

72,715

5,4

98,069

4,7

Cua ghẹ & giáp xác khác

17,949

25

53,906

18,3

125,368

24,4

187,093

25,6

Tổng

788,927

7,9

2.395,386

2,4

5.990,461

-4,2

8.226,012

-4,1

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement