Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự báo lãi suất sẽ 'nóng' vào nửa cuối năm

Ngân hàng

20/05/2017 10:29

Các chuyên gia nhận định, lãi suất đang chịu nhiều áp lực về nửa cuối năm. Tuy nhiên, về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ bằng mọi giá giữ cho lãi suất ít nhất là không tăng trên diện rộng.

Lãi suất lại tăng

Mới đây, lãi suất huy động vừa được vài ngân hàng điều chỉnh tăng. Ngày 11.5, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) cho biết vừa áp dụng chương trình gửi tiết kiệm trực tuyến (online) lãi suất lên 8% đối với kỳ hạn 1 tuần đến 36 tháng. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy 0,1%/năm.

Trước đó, ngày 8.5, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) cũng niêm yết biểu lãi suất mới theo hướng tăng ở các kỳ hạn dài, trong đó mức lãi suất cao nhất lên tới 8,2%/năm cho kỳ hạn 18 tháng, tăng khoảng 0,3%/năm. Ở các kỳ hạn khác, mức lãi suất tương đối cao khi khách hàng gửi kỳ hạn 15 tháng được hưởng 7,9%/năm.

Đăng tải trên website, PVcomBank cho biết, nếu khách hàng đem gửi tiền từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng tại ngân hàng, khách sẽ được hưởng mức lãi suất tăng thêm 0,1%/năm so với mức lãi suất niêm yết. Với các khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, lãi suất được cộng thêm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết.

Với các khoản từ 500 triệu đồng trở lên, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn 0,3%/năm so với mức lãi suất niêm yết. Chương trình trên chỉ áp dụng với các khách hàng mở mới sổ tiết kiệm có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và không áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng.

Các chuyên gia nhận định lãi suất đang chịu nhiều áp lực về nửa cuối năm. Ảnh: Vi An

Trước đó, trong quý 1, lãi suất huy động ghi nhận mức tăng ở các kỳ hạn tại một số ngân hàng vừa và nhỏ. Theo phân tích của Công ty Chứng Khoán Vietcombank (VCBS), áp lực tăng lãi suất huy động cục bộ tại một số ngân hàng có thể đến từ các nguyên nhân một số ngân hàng trong giai đoạn gần đây liên tục phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao làm gia tăng đáng kể áp lực cạnh tranh huy động nhằm mục đích tăng vốn và đáp ứng các tỷ lệ an toàn.

Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng này, áp lực còn đến từ việc thiếu hụt thanh khoản. Cùng lúc lãi suất liên ngân hàng luôn được giữ ở mức cao khiến các ngân hàng này gặp khó khăn với việc tiếp cận nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng.

Cũng theo VCBS thì hiện NHNN vẫn còn dư địa để điều tiết thị trường và đảm bảo định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh thị trường ngoại hối dần bình ổn trở lại sau lần tăng lãi suất gần nhất của FED vào tháng 3. VCBS dự báo mặt bằng lãi suất sẽ tương đối ổn định và ít biến động trong quý 2.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng khẳng định rủi ro từ tỷ giá nhiều khả năng nóng trở lại và sức ép lên lãi suất sẽ lớn dần trong nửa cuối năm.

Theo đánh giá của một số chuyên gia trong ngành, mục tiêu cơ bản của các ngân hàng trong việc tăng lãi suất là nhằm cơ cấu lại nguồn vốn của họ, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, để một mặt phục vụ mục tiêu tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn cũng như đáp ứng Thông tư 06.

Lãi suất đang chịu nhiều áp lực

Nhận định về xu hướng lãi suất năm 2017, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, mặt bằng lãi suất thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Thứ nhất tỷ giá có tác động đến lãi suất, muốn lãi suất giảm thì tỷ giá cũng phải ổn định, còn nếu tỷ giá tăng, tiền gửi ở ngân hàng không tăng. Sẽ có hiện tượng rút tiền đồng để quay sang mua USD thì như vậy cũng sẽ là rào cản khiến lãi suất khó hạ. Theo dự báo, tỷ giá năm tới sẽ biến động và tăng hơn năm 2016.

Thứ hai là áp lực về câu chuyện lạm phát, ở mức ít nhất bằng năm ngoái, có thể từ 4,5-5%, đạt yêu cầu của Chính phủ và Quốc hội đề ra nhưng rõ ràng vẫn cao hơn so với năm ngoái vì lượng cung tiền năm ngoái có độ trễ một phần sang năm nay, trong khi đó cung tiền của năm nay cũng khá lớn như chỉ tiêu về tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 16-18%.

Ngoài ra, những yếu tố như chính sách tài khóa, thanh khoản, nợ xấu, mục tiêu tăng trưởng tín dụng và nợ công… đều là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến lãi suất năm nay. “Theo đó, tôi nhận định lãi suất khó giảm, thậm chí dự tính sẽ tăng hơn so với năm cũ” – ông Hiếu cho biết.

Theo các chuyên gia, dù có hay không có thêm sức ép, thì lãi suất tại Việt Nam hiện nay đã ở mức cao và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Lãi suất thực của Việt Nam tương đối cao, tính toán của WB cho lãi vay thực năm 2015 cỡ 7,3%, năm 1996 là năm cao nhất trong 10 năm trở lại là 10,49%, năm 1997 trước suy thoái là 7,3%... lãi suất này tác động tiêu cực với kinh tế.

Vì vậy, NHNN sẽ bằng mọi giá giữ cho lãi suất ít nhất là không tăng trên diện rộng, nhưng làm thế nào vẫn là câu chuyện tương đối dài.

GIA MIÊU (Lao động)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement