Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự án Phước Kiển 'làm khổ' Quốc Cường Gia Lai

Tài chính

04/07/2017 02:42

Kể từ sau phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Quốc Cường Gia Lai đã mất hơn 1.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường.

Mở đầu phiên giao dịch ngày 4/7 tình trạng bán tháo cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai vẫn tiếp tục diễn ra với hơn 2 triệu cổ phiếu "treo" tại mức giá sàn, trong khi khối lượng khớp lệnh chưa tới 80.000 cổ phiếu.

Đà lao dốc của cổ phiếu này bắt đầu sau phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, diễn ra ngày 29/6.Tính cả phiên giao dịch sáng hôm nay (4/7) cổ phiếu QCG đã mất hơn 20% giá trị so với mức đỉnh hơn 29.000 đồng, tương đương với giá trị vốn hóa của doanh nghiệp này giảm hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo một số nhà đầu tư trên thị trường, trạng thái tiêu cực của cổ phiếu QCG bắt nguồn từ thông tin đính chính của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quốc Cường Gia Lai liên quan đến dự án Phước Kiển và kế hoạch kinh doanh tham vọng trong năm nay.

Tại phiên họp thường niên mới tổ chức,bà Loan đã khẳng định vẫn chưa đặt bút ký hợp đồng sang nhượng dự án này,vì còn nhiều điều kiện ràng buộc phải thương thảo thêm.

Vốn hóa thị trường của Quốc Cường Gia Lai đã mất hơn 1.000 tỷ đồng kể từ sau phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.

Từ đầu tháng 4 đến nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã tăng gần 5 lần từ mức hơn 6.000 đồng lên gần 30.000 đồng mỗi cổ phiếu,giai đoạn bùng nổ gắn liền với thông tin chuyển nhượng dự án Phước Kiển và kỳ vọng vào khoản lợi nhuận đột biến.

Theo thông tin bổ sung được đưa ra trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016, Quốc Cường Gia Lai cho biết đang trong quá trình đàm phán chuyển nhượng toàn bộ dự án này cho Sunny Island, dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2017.Công ty cũng nhận tạm ứng tổng cộng 50 triệu USD (1,150 tỷ đồng) từ Sunny vào cuối tháng 3.

Khoản tiền này sau đó đã được sử dụng để tất toán khoản vay với Ngân hàng BIDVvà sẽ được cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai khi việc đàm phán hoàn tất.

Cùng với việc khẳng định chưa chuyển nhượng dự án tại phiên họp thường niên mới đây, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai cho biết, dự án này có thể được xử lý theo 2 hướng, bán 100% dự ánhoặc hợp tác đầu tư. Và có khả năng phải đến đầu năm 2018, quyết định chính thức mới được công bố, thay vì thông tin hoàn tất chuyển nhượng trong năm 2017 đã đưa ra trước đó.

Tuy nhiên, dù "số phận" của Phước Kiển vẫn chưa được định đoạt rõ ràng, dự án này vẫn tiếp tục đẩy Quốc Cường Gia Lai vào thế khó.

Từ thực trạng dòng tiền của công ty trong nhiều năm gần đây, khả năng Quốc Cường Gia Lai có thể thu xếp được hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán khoản tạm ứng nếu không thực hiện chuyển nhượng là điều rất khó thực hiện.Nhưng nếu việc chuyển nhượng trong trường hợp chưa hoàn tất giải tỏa mặt bằng dự án thì khoản tiền phạt mà công ty phải chịu cũng không hề nhỏ, khoảng 25 triệu USD.

Theo báo cáo tài chính trong 3 tháng đầu năm, giá trị bất động sản dở dang của dự án Phước Kiển ghi nhận hơn 4.300 tỷ đồng, tương đương hơn 50% tổng tài sản của công ty.

Là dự án có quỹ đất lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai, nhưng dù đã triển khai 8 năm ròng rã công ty vẫn chưa thể hoàn tất khâu giải tỏa mặt bằng. Tỷ lệ này đến năm 2017 mới đạt 92% và vẫn còn 8% diện tích đất chờ đàm phán.

Bên cạnh đó, năm 2017công ty cũng đặt kế hoạch tham vọng với doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 57% so với doanh thu thực hiện năm 2016. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 720 tỷ đồng, tăng vượt bậc so với thực tế đạt được chỉ vài chục tỷ đồng của năm trước.

Dù vậy, kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên của năm 2017 lại cho thấy viễn cảnh trái ngược. Quốc Cường Gia Lai ghi nhận gần 270 tỷ đồng doanh thu, gấp 3 lần cùng kỳ, nhưng lợi nhuận chỉ đạt hơn 2,4 tỷ. So với kế hoạch được công bố, công ty mới hoàn thành được 0,3% kế hoạch lợi nhuận sau 3 tháng đầu năm.

Trong 5 năm gần đây, thực tế cũng chưa có năm nào Quốc Cường Gia Lai hoàn thành kế hoạch kinh doanh do chính Hội đồng quản trị đề ra. Gần đây nhất là năm 2016 công ty đề ra mục tiêu đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận, nhưng đến hết năm chỉ đạt hơn 44 tỷ.

Một thách thức khác cho Quốc Cường Gia Lai là dòng tiền và quyền lợi cho các cổ đông. Cùng với kế hoạch kinh doanh tăng mạnh, công ty cũng đề xuất chia cổ tức năm 2017 tỷ lệ 25% (15% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu) và sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 8,6% trong thời gian tới.

Tuy nhiên, khoản mục tiền và tương đương tiền tính đến cuối quý I mới chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng, so với số tiền cần để tạm ứng cổ tức (theo tỷ lệ 8,6%) khoảng 240 tỷ đồng. Điều này có nghĩa các cổ đông sẽ phải chờ đến khi công ty thu xếp được dòng tiền thêm 140 tỷ từ hoạt động kinh doanh trong thời gian tới để nhận được phần tạm ứng này.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong quý đầu tiên của năm 2017, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty ghi dương hơn 1.600 tỷ đồng, chủ yếu từ khoản tạm ứng và được cấn trừ với dòng tiền âm từ hoạt động tài chính để chi trả nợ vay. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 1,3 tỷ đồng.

MINH SƠN (VnExpress)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement