Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự án dầu khí tại Venezuela có nguy cơ làm PVN thiệt hại cả chục nghìn tỷ đồng?

Tài chính

03/05/2017 02:17

PVN đã rót 532 triệu USD vào liên doanh dầu khí tại Venezuela nhưng từ năm 2012 tới nay không thu thập được số liệu tài chính của liên doanh này.

Công ty kiểm toán không thể xác định được PVN có khả năng thu hồi số tiền đã đầu tư hay không.

Báo Thanh niên ngày 3/5 đã có bài viếtPVN mất trắng cả chục ngàn tỷ đồng ở Venezuelađề cập đến việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sa lầy trong dự án liên doanh khai thác dầu khí ở quốc gia Nam Mỹ này.

Trong đó,PVNthông qua Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) góp 40% vốn thành lập liên doanh Petromacareo để triển khai dự án.

Báo Thanh niên cho biết, sau nghi lễ ra mắt hoành tráng, đúng như những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành nước ta mà lãnh đạo PVN lúc đó đã bỏ ngoài tai (về tình hình nước bạn, và đặc biệt, trữ lượng hoàn toàn không như PVN thổi phồng, báo lên Chính phủ), "siêu dự án" đã chẳng đi tới đâu.

Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu USD tiền "phí tham gia dự án (bonus)" cùng 90 triệu USD tiền góp vốn ban đầu.

Tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD, cho dù chưa thu được giọt dầu nào.

Những con số cụ thể trong báo cáo tài chính của PVN

Việc PVN sa lầy tại liên doanh Petromacareo và dừng dự án này là vấn đề đã được đề cập đến từ nhiều năm trước. Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán Deloitte cũng có khá nhiều thông tin liên quan đến khoản đầu tư này.

Theo đó, tính đến cuối năm 2015, PVN – thông qua PVEP – đã đầu tư vào liên doanh Petromacareo số tiền 1.583 tỷ đồng, tương ứng 90 triệu USD như Báo Thanh niên đề cập ở trên.

Mặc dù nắm giữ 40% lợi ích của liên doanh nhưng PVN vẫn ghi chỉ ghi nhận khoản đầu tư này theo phương pháp giá gốc thay vì theo phương pháp vốn chủ sở hữu do chưa có được báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 cũng như năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Petromacareo.

Do đó, PVN vẫn thực hiện trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này theo BCTC đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 của Petromacareo với số tiền 418,78 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, khoản “phí tham gia dự án” 442 triệu USD được PVN ghi nhận vào chỉ tiêu “Chi phí phát triển mỏ” trên Bảng cân đối kế toán. Bên cạnh dự án tại Venezuela, PVN còn có một số dự án phát triển mỏ tại các quốc gia nước ngoài khác như Peru, Nga…

Trong năm 2014, PVN đã thực hiện đánh giá và thận trọng ghi giảm các chi phí dự án dầu khí dự tính có thể không thu hồi được. Tuy nhiên, thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, PVN đã thực hiện ghi nhận phần lợi nhuận (lỗ) tương ứng với phần chi phí dự án dầu khí không hiệu quả này vào khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Như vậy đến ngày phát hành Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2015 (13/6/2016), PVN mới chỉ dự phòng tổn thất một phần đối với khoản vốn góp 90 triệu USD cũng như phân bổ một phần chi phí từ việc “dự án phát triển mỏ không thành công”.

Trong phần ý kiến của Kiểm toán, kiểm toán viên của Deloitte cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ về khả năng thu hồi của các khoản đầu tư này do không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do đó, Deloitte không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu hay không.

KINH KHA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement