Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dư âm cuộc bầu cử khiến chứng khoán Mỹ đối mặt với đợt giảm giá sâu?

Chứng khoán

13/01/2021 18:35

Kể từ đợt giảm thấp nhất vào cuối tháng 3/2020, chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq đã tăng từ 70-80%. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius dự báo, giá cổ phiếu có thể giảm sâu trong thời gian tới.

Ông Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, cho rằng thị trường trái phiếu và chứng khoán Mỹ có thể bước vào giai đoạn "xả hơi" trong thời gian tới sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước. Bất chấp những lo ngại về tình hình dịch bệnh COVID-19, thị trường chứng khoán Mỹ đã có một khởi đầu bội thu cho đến đầu năm 2021.

Ngày 8/1, thị trường đóng cửa ở mức cao kỷ lục. Kể từ đợt giảm thấp nhất vào cuối tháng 3/2020, chỉ số S&P 500 Dow Jones đều đã tăng gần 70% và Nasdaq đã tăng hơn 80%.

image086-goldman-chief-economist-jan-hatzius
Ông Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs. Ảnh: Internet.

Phát biểu với CNBC tại Hội nghị Chiến lược Goldman Sachs vào ngày 11/1, Hatzius đã chia sẻ triển vọng của mình đối với chứng khoán Mỹ trong tương lai và giải thích lý do tại sao định giá thị trường có thể giảm sâu. 

Ông Julianna Tatelbaum cho rằng, việc tạm dừng có thể xảy ra do sự tập trung mới vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm giảm bớt các kế hoạch cho chương trình kích thích kinh tế và việc hỗ trợ lãi suất dài hạn đang được tiến hành.

Lợi tức kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã phá vỡ mốc 1% vào tuần trước, sau khi đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Thượng viện tại bang Georgia. Trong khi đó, Quốc hội cũng đã xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhờ vậy, lợi suất chuẩn đạt 1,18% vào hôm 12/1.

Lợi tức trái phiếu kho bạc đóng vai trò là điểm chuẩn cho tất cả các trái phiếu toàn cầu, có nghĩa là các công ty sẽ thấy lãi suất trên các khoản nợ của họ tăng lên. Điều này có nghĩa là các công ty có thể tốn nhiều chi phí hơn để trả nợ, gây căng thẳng hơn cho tài chính của các công ty, dẫn đến giá cổ phiếu của họ sụt giảm.

Trong khi đó, bất kỳ kế hoạch hỗ trợ tài chính nào của Fed cũng đều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, do đó có thể gây tổn hại cho thị trường chứng khoán như thời điểm năm 2013. 

ott_now_stocks_200324_1920x1080.nbcnews-fp-1200-630
Một nhà giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) tại Phố Wall ở Thành phố New York. Ảnh: AFP.

Mặc dù thị trường có khả năng giảm trong ngắn hạn, ông Hatzius cho biết Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã có tác động tích cực đối với chứng khoán Mỹ trong một thời gian dài và tin rằng chúng sẽ tiếp tục tăng cao hơn. 

"Chúng tôi vẫn nghĩ rằng đó là một môi trường thân thiện cho các tài sản rủi ro, cho cổ phiếu và tín dụng. Các nhà đầu tư cũng chỉ đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh, nền kinh tế ở Mỹ vẫn còn nhiều trì trệ và thậm chí còn tệ hơn ở các nền kinh tế khác", nhà kinh tế trưởng nói thêm.

Ông giải thích rằng, mức độ lạm phát vẫn dưới mục tiêu, các ngân hàng trung ương và chính sách tài khóa vẫn khá tập trung vào việc đưa hoạt động kinh tế trở lại, điều này "nhìn chung là khá tích cực cho các thị trường".

Tuần trước, Goldman Sachs đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên 6,4% cho năm 2021 (năm 2020 là  từ 5,6%). Khi đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện, nhiều khả năng gói kích thích kinh tế được thông qua và tăng trưởng có thể cao hơn.

Ông Hatzius cũng nhấn mạnh, theo dữ liệu ban đầu với những cải thiện đáng kể về năng suất làm việc, chẳng hạn như việc phá sản của các công ty kém hiệu quả do đại dịch và cắt giảm chi phí. Với góc nhìn khách quan nhất, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius đánh giá: "Có vẻ như đại dịch là chất xúc tác cho các doanh nghiệp tăng năng suất".

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement