Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dow Jones mất 330 điểm khi cổ phiếu Salesforce có phiên tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ

Chứng khoán

31/05/2024 07:46

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày 30/5, khi cổ phiếu Salesforce ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong khoảng 2 thập kỷ. Nhà đầu tư cũng chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 30/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 330 điểm, tương đương 0,86%, xuống 38.111 điểm. S&P 500 mất 0,6%, chốt phiên ở mức 5.235 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,08% xuống 16.737 điểm.

Cổ phiếu Salesforce bốc hơi 19.7% sau khi công bố doanh thu không đạt kỳ vọng trong quý tài chính đầu tiên và đưa ra triển vọng yếu kém, đánh dấu phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2004. 

Cổ phiếu Nvidia cũng sụt hơn 3%, ghi nhận phiên sụt giảm đầu tiên sau báo cáo lợi nhuận bùng nổ vào tuần trước. Cổ phiếu Microsoft mất hơn 3% trong phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2023.

Cổ phiếu vốn hóa lớn đi xuống đã khiến các chỉ số chính giảm sâu. Tuy nhiên, phần còn lại thị trường lại đang ghi nhận kết quả tích cực. 

Chẳng hạn, mặc dù S&P 500 giảm 0,6% nhưng có tới hơn 360 cổ phiếu thành phần ghi nhận kết quả tích cực. Tương tự, chỉ số Russell 2000, tập trung vào nhóm vốn hóa nhỏ và vừa, tăng 1%.

Dow Jones mất 330 điểm khi cổ phiếu Salesforce có phiên tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ- Ảnh 1.

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn Sở giao dịch chứng khoán New York trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 17/5/2024. Ảnh: Getty

Các chỉ số chính giảm điểm vào ngày thứ Năm trong bối cảnh một tuần giao dịch khó khăn bị rút ngắn do nghỉ lễ. S&P 500 đã giảm 1.3%, còn Nasdaq Composite mất 1.1%, qua đó khiến cả 2 chỉ số này đều đứt mạch 5 tuần tăng liên tiếp. Dow Jones cũng giảm hơn 2%, ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp.

"Tại thời điểm này, chúng ta đang ở trong tâm thế tiến một bước, lùi một bước". Sau khi chứng khoán đạt mức cao nhất mọi thời đại, các nhà giao dịch đang "loại bỏ một số rủi ro", ông Jason Heller, Phó Tổng Giám đốc tại Coastal Wealth, cho biết.

Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Cuối ngày 30/5, lợi suất trái phiếu đã giảm về còn 4,545%.

Lợi suất cao hơn có thể là tin xấu đối với nhà đầu tư chứng khoán, vì chúng làm giảm mức bội số mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho chứng khoán và làm các khoản đầu tư an toàn hơn, chẳng hạn như tín phiếu kho bạc và quý thị trường tiền tệ, trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù lợi suất giảm dưới mức 4.6% vào ngày thứ Năm, nhưng vẫn cao hơn mốc 4.5%, vốn được xem là mức gây ra khó khăn cho chứng khoán.

Ông Clark Bellin, Giám đốc đầu tư của Bellwether Wealth, nhận định rằng các nhà đầu tư nên sẵn sàng cho nhiều biến động mới, nhất là khi giới chuyên gia nghi vấn về sức khỏe người tiêu dùng và định hướng lãi suất. Ông ví diễn biến thị trường vừa qua giống như một làn sóng đánh vào bờ trước khi rút lui.

Ông cho biết thêm rằng một phần động lực của thị trường đến từ xu hướng đầu tư thuận xu thế (momentum investing). Tuy nhiên, đầu tư thuận xu thế không phải lúc nào cũng hiệu quả và thị trường có thể dễ dàng đảo chiều.

Vào ngày 31/5, báo cáo về chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) cho tháng 4 sẽ được công bố. Theo ước tính của Dow Jones, PCEPI sẽ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là 2%.

(Nguồn: CNBC)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement