Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng yên xuống thấp nhất 10 tháng so với USD

Vàng - Ngoại tệ

20/09/2023 20:56

Đồng yên giảm so với đồng USD trên thị trường ngoại hối Tokyo vào ngày 20/9, tạm thời chạm mức thấp nhất trong 10 tháng ở phạm vi 148, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022.

Trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang vào ngày 19 và 20/9, đã có những kỳ vọng dai dẳng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài. Đồng yên đang được bán và đồng USD đang được mua khi chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn tồn tại.

Tuần trước, có quan điểm cho rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ xem xét lại chính sách lãi suất âm sớm hơn dự kiến và đồng Yên tạm thời tăng lên mức 145 ăn 1 USD vào ngày 11/9. 

Tuy nhiên, đồng yên lại tiếp tục bị bán ra với quan điểm khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ vẫn ở mức cao ngay cả khi BOJ xem xét lại chính sách. Vào ngày 19/9, lãi suất dài hạn của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm 10 tháng, điều này thúc đẩy hoạt động mua USD.

Đồng yên xuống thấp nhất 10 tháng so với USD - Ảnh 1.

Đồng Yên đang bị bán ra với quan điểm khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ vẫn còn rộng ngay cả khi Ngân hàng Nhật Bản xem xét lại chính sách lãi suất âm.

Những người tham gia thị trường tin rằng với việc giá dầu thô tăng, lạm phát ở Mỹ có thể kéo dài và Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Quan điểm này đang đẩy đồng đô la lên cao. 

Giá dầu cao cũng làm tăng thâm hụt thương mại của Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Đồng yên yếu hơn có nghĩa là Nhật Bản cần phải trả nhiều tiền hơn cho dầu, khiến đồng yên càng suy yếu hơn.

Trên thị trường, ngày càng có nhiều thảo luận về việc liệu đồng yên có thể giảm xuống dưới mức tâm lý quan trọng là 150 yên mỗi đô la hay thậm chí là 151,90, mức thấp nhất vào năm 2022.

Thị trường cũng ngày càng cảnh giác với sự can thiệp ngoại hối của chính phủ Nhật Bản và BOJ sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà có thể hiểu sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản nếu nó nhằm mục đích kiểm soát biến động.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement