03/04/2021 08:24
Dòng vốn đầu tư 'rời bỏ' các quốc gia mới nổi để trở về Mỹ
Điều này làm sống lại ký ức của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng Taper Tantrum năm 2013.
Theo The Wall Street Journal, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Mỹ đang thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư từ các nước mới nổi.
Niềm tin của nhà đầu tư vào Mỹ được cải thiện
Thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo ngại về kịch bản nhiều nhà đầu tư rút đi sẽ gây mất ổn định thị trường ở nhiều quốc gia, nơi mà tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 vẫn ở mức cao và triển vọng kinh tế phục hồi dường như quá xa vời. Theo số liệu mới nhất của Viện Tài chính Quốc tế, dòng vốn 5,16 tỉ USD đã bị rút khỏi các thị trường mới nổi trong tháng 3.2021.
Trong tuần này, lượng tiền rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ tính theo tuần cao nhất kể từ năm 2015. Giới chức Thổ Nhĩ Kỹ mới đây đã nâng lãi suất chính thức nhằm kiềm chế lạm phát và ngăn đồng nội tệ suy giảm mạnh hơn.
Dù rằng số tiền bị rút ra không nhiều, nhưng nó đánh dấu việc lần đầu tiên tính từ khi ông Joe Biden lên nắm chính quyền tại Mỹ, dòng vốn bị rút khỏi nhóm các thị trường mới nổi.
Chính quyền Biden đã khởi động gói kích thích kinh tế quy mô 1.900 tỉ USD, kết hợp với chương trình tiêm chủng nhanh chóng, làm tăng đáng kể kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ. Qua đó, niềm tin của nhà đầu tư vào Mỹ cũng được cải thiện.
Sự biến động tăng đột biến: Kỳ vọng về sự gia tăng bất ổn, nhưng vẫn ở dưới mức tháng 3 Ảnh: Intercontinental Exchange Inc. |
Các chuyên gia kinh tế dự báo GDP Mỹ năm 2021 có thể tăng trưởng 6,5%. Điều này ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 thập kỷ gần đây.
Dù rằng việc kinh tế Mỹ tăng trưởng cao có tính hỗ trợ quan trọng đối với kinh tế toàn cầu, thực tế này cũng gây ra không ít căng thẳng tại nhóm các nền kinh tế phát triển yếu hơn.
Khi các nhà đầu tư đổ xô mua tài sản của Mỹ, họ đã khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh trong năm nay. Nếu xu thế này tiếp diễn, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại việc lợi suất của các tài sản rủi ro tại thị trường các nước phát triển tăng lên sẽ tiếp tục hút dòng tiền khỏi thị trường mới nổi, nơi mà các chiến dịch tiêm chủng hầu như chưa bắt đầu.
Tháng 3 là tháng đầu tiên tính từ tháng 10.2020 mà dòng tiền đầu tư bị rút khỏi nhóm các thị trường mới nổi. Trước đó, dòng tiền đã có lúc rời khỏi nhóm thị trường mới nổi để chuyển vào các tài sản an toàn.
Tuy nhiên, “cuộc di cư” dòng vốn hiện tại được thúc đẩy bởi sự gia tăng lợi suất của Mỹ. Xu hướng này còn đáng lo ngại hơn.
Hồi tháng 3, các ngân hàng trung ương tại Brazil và Nga cũng như Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng lãi suất cơ bản đồng nội tệ, nhằm ngăn phần nào dòng tiền bị rút đi và hỗ trợ cho đồng nội tệ của các nước này.
Kỳ vọng lạm phát gia tăng và việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách sớm hơn kế hoạch đã gây ra tình trạng bán tháo rộng rãi trên thị trường trái phiếu chính phủ. Ảnh: AP. |
Các nước mới nổi không thể nhận dòng vốn lớn trong những năm trước đại dịch
Sự gia tăng lãi suất của các thị trường mới nổi đã đánh thức ký ức về “Taper Tantrum” của năm 2013. Vào tháng 5.2013, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke nói với các nhà lập pháp rằng Ngân hàng Trung ương đang xem xét giảm tốc độ mua trái phiếu chính phủ mà không thực sự công bố một sự thay đổi trong chính sách.
Sự gia tăng sau đó của lợi suất trái phiếu để phản ứng với thông báo của Chủ tịch FED khi ấy được gọi là “cơn giận trên các phương tiện truyền thông tài chính - Taper Tantrum”.
Khi đó, các nhà đầu tư đã lo sợ và đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lên cao hơn, gây ra “cú sốc tiêu cực lớn” đối với kỳ vọng của nhà đầu tư trên khắp thế giới, với những hậu quả đặc biệt đáng lo ngại đối với các thị trường mới nổi.
Để ngăn chặn dòng vốn chảy ra vào năm 2013, một số ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển đã phải tăng lãi suất chủ chốt. Điều đó làm nền kinh tế của họ chậm lại. Nếu họ bị buộc phải làm như vậy một lần nữa trong năm nay, nó sẽ làm tăng thêm gánh nặng lên sự phục hồi vốn đã yếu ớt của các nền kinh tế này do ảnh hưởng của đại dịch.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển trong những năm sau khủng hoảng tài chính đã tăng từ mức 20% trong những năm trước khủng hoảng lên gần 50% tổng dòng vốn toàn cầu. Ngược lại, các nước mới nổi không thể nhận dòng vốn lớn trong những năm trước đại dịch.
Quay trở lại năm 2013, Indonesia là một trong số các quốc gia được các nhà đầu tư gọi là “5 quốc gia mong manh” đã thu hút dòng vốn lớn và có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Trong năm 2013, nước này đã chứng kiến một dòng vốn lớn “rời đi” và đồng tiền trở nên mất giá.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp