19/11/2020 14:32
Đồng USD suy giảm khiến bảng xếp hạng 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới đảo lộn
Trước đây, Singapore, Osaka và HongKong dẫn đầu bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm xáo trộn tất cả.
Bảng xếp hạng này dựa trên chỉ số chi phí sinh hoạt coàn cầu mới nhất do The Economist Intelligence Unit (EIU), một cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu. Từ đó, xác định đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởngnhư thế nàođến giá cả hàng hóa và dịch vụ tại hơn 130 thành phố tính đến tháng 9/2020.
Theo báo cáo, Zurich và Paris đã nhảy lên vị trí đầu tiên là dođồng franc Thụy Sĩvàđồng euro mạnh lên.
Ảnh chụp từ máy bay không người lái của trung tâm thành phố Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh:Christian Ender |
Upasana Dutt, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu chi phí sinh hoạt toàn cầu của EIU, cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã làm suy yếu đồng USD Mỹ, trong khi cácđồng tiềnTây Âu và Bắc Á mạnh lên. Điều này đã làm thay đổi giá cả hàng hóa và dịch vụ”.
“Các thành phố châu Á có truyền thống thống trị bảng xếp hạng trong những năm qua nhưng đại dịch đã làm thay đổi thứ hạng của bảng xếp hạng này”, nhà nghiên cứu này nói thêm.
Báo cáo cho biết, Singapore hiện đang ở vị trí thứ 4, chứng kiến giá giảm do lượng lao động di cư ra nước ngoài.
“Với việc tổng dân số của thành phố giảm xuống lần đầu tiên kể từ năm 2003, nhu cầu đã giảm và lạm phát bắt đầu xảy ra. Osaka cũng có xu hướng tương tự, với giá tiêu dùng đình trệ và chính phủ Nhật Bản trợ cấp các chi phí như giao thông công cộng”,Upasana nói. Do đó,Osaka và Tel Aviv (Israel) cùng đứng vị trí thứ năm.
Giá của hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều “khá ổn định” trong năm qua, nhưng một số danh mục nhất định đã bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng Covid-19, EIU cho biết.
Giá các sản phẩm thiết yếu như thức ăn và nước uống vẫn ở mức “ổn định”, nhưng nhu cầu thấp khiến giá quần áo giảm mạnh.
Báo cáo cho biết: “Các vấn đề của chuỗi cung ứng cũng ảnh hưởng đáng kể đến các hàng hóa, đẩy giá của các sản phẩm có nhu cầu cao như máy tính ở một số thành phố tăng cao".
Dutt cho biết, xu hướng như vậy có thể tiếp tục vào năm 2021 khi chi tiêu vẫn bị hạn chế, gây áp lực lên giá cả.
“Nhiều người tiêu dùng quan tâm đến giá cả sẽ ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, giải trí gia đình và truy cập internet nhanh hơn”. Cô nói: “Các mặt hàng có giá vé lớn, cũng như quần áo và giải trí ngoài nhà, sẽ tiếp tục gặp khó khăn”.
Advertisement
Advertisement