Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng USD đang đánh mất vị thế toàn cầu

Kinh tế thế giới

15/06/2020 21:03

Vị thế hàng đầu của đồng USD đang bị đe dọa. Lâu nay người ta vẫn luôn chế giễu và coi thường những người dám đặt dấu hỏi về vị thế của USD với tư cách đồng dự trữ hàng đầu thế giới.

Đồng USD, cũng giống như mọi tỷ giá hối đoái khác, có giá trị tương đối. Hơn thế nữa, đồng tiền này còn phản ánh giá trị của một quốc gia – từ kinh tế, tài chính cho đến chính trị - so với một quốc gia khác.

Theo Stephen Roach, cựu Chủ tịch Morgan Stanley châu Á, tác giả cuốn “Unbalanced: The Codependency of America and China” (tạm dịch: “Bất đối xứng: Sự tương thuộc giữa Mỹ và Trung Quốc”), trong năm tới đồng USD sẽ mất khoảng 35% giá trị khi so với những đồng tiền khác trong giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại với Mỹ.

Nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu các vấn đề toàn cầu Jackson thuộc trường Đại học Yale bình luận: “Thời đại của ‘những đặc quyền quá đáng’ của đồng USD trong vai trò đồng tiền dự trữ chính của thế giới sắp chấm dứt”. Khối lượng đồng USD trong quỹ dự trữ ngoại hối đã giảm từ mức hơn 70% trong năm 2000 xuống còn chưa đầy 60% ở thời điểm hiện tại.

Mối đe dọa chính đối với đồng USD đến từ sự suy yếu trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. 
Mối đe dọa chính đối với đồng USD đến từ sự suy yếu trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. 

Ông Roach cho rằng xu hướng này có thể sẽ gia tăng trong những năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ ngày nay đang thúc đẩy những mục tiêu phi toàn cầu hóa và chia tách trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mối đe dọa chính đối với đồng USD đến từ sự suy yếu trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Gia tăng thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc - một trong những chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ - chưa có hồi kết là những nguyên nhân gây hậu quả nặng nề.

Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo Mỹ có nguy cơ làm suy yếu danh tiếng của chính nước Mỹ trong các tổ chức và liên minh quốc tế vốn đóng vai trò hỗ trợ, hậu thuẫn nâng tầm ảnh hưởng của quốc gia này suốt nhiều thập kỷ qua.

Theo chuyên gia Roach, mâu thuẫn giữa Trump với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như quyết định cắt giảm hạn ngạch của Mỹ ở Đức do những mâu thuẫn cá nhân có thể sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến vấn đề này.

Gần đây, nợ công của Mỹ đã tăng kỷ lục lịch sử và vượt quá ngưỡng 26.000 tỷ USD trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ. Đồng USD suy yếu còn có thể là hệ quả từ sự mạnh lên của đồng Nhân dân tệ  (NDT) và đồng euro.

Hiện tại đồng tiền của các đối tác trong Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA - NAFTA trước đây) cũng đóng vai trò quan trọng trong tác động đến giá trị của đồng USD, bởi các giao dịch bằng những đồng tiền này chiếm tới 25% thương mại sản xuất của Mỹ. 

Từ cuộc chiến thương mại, dịch COVID-19 cho tới nguy cơ bùng phát “Chiến tranh Lạnh” kiểu mới, Trung Quốc chưa bao giờ ở vào tình thế bất lợi so với Mỹ nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, chừng nào nền kinh tế này còn theo đuổi lộ trình cải cách cơ cấu – chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ, từ tăng trưởng dựa trên đầu tư và chú trọng xuất khẩu sang tăng trưởng lệ thuộc vào người tiêu dùng – và thực hiện các biện pháp tự do hóa hệ thống tài chính mạnh mẽ hơn, thì sẽ còn đó những lời kêu gọi và sức hấp dẫn của việc nâng cao vị thế cho đồng nhân dân tệ, bất chấp nguy cơ mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xuống dốc. 

Về đồng euro, ông Roach cho rằng những thông tin đồn đoán về “cái chết” của đồng tiền chung châu Âu đã bị thổi phồng. Trong suốt thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, châu Âu vẫn phát triển mạnh mẽ và thậm chí còn tránh được sự sụp đổ của liên minh tiền tệ vốn vẫn bị xem là tê liệt này.

Từ lời hứa năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu Mario Draghi về việc “làm tất cả những gì có thể” để cứu đồng euro khỏi một cuộc khủng hoảng nợ công, cho tới cam kết của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về Quỹ Liên minh châu Âu Thế hệ Mới trị giá 750 tỷ euro (855 tỷ USD) để đối phó cuộc khủng hoảng COVID-19, EU đã chứng minh rằng họ hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách đặc biệt nghiêm trọng.

(Nguồn: TTX/Bloomberg)

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement