Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng Nai có trại gà đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn GlobalGAP

Doanh nghiệp

28/06/2018 13:05

Nhà nhập khẩu từ Nhật Bản muốn nhập 300.000 con gà/tuần từ một trại gà tại Đồng Nai vì đáp ứng những tiêu chuẩn cực kỳ gắt gao.

Tổ chức chứng nhận quốc tế Control Union cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Trang trại Miền Đông (Đồng Nai), trại gà này trở thành trại gà thịt đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận này.

Để có được GlobalGAP, theo ông Nguyễn Minh Kha (chủ trang trại Miền Đông) trang trại phải đáp ứng hơn 400 tiêu chí. Trong đó, có các tiêu chuẩn về phần cứng như: cơ sở vật chất, hạ tầng chuồng trại… và phần mềm (kỹ thuật, quản lý, kiểm soát, chính sách chất lượng… ). Hệ thống nước thải tại trại nuôi cũng phải theo hướng an toàn sinh học, giảm triệt để gây ô nhiễm môi trường, xung quanh trại phải trồng cây xanh. Mỗi trại phải được trang bị bồn chứa thức ăn riêng, việc cho gà ăn thực hiện bằng hệ thống tự động, không phải bằng tay.

Gà nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP đáp ứng tới hơn 400 chỉ tiêu, yêu cầu.
Gà nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP đáp ứng tới hơn 400 chỉ tiêu, yêu cầu.

Nhưng đáng chú ý, là yêu cầu gà nuôi tại trại phải tuân thủ những nguyên tắc đối xử với động vật, những yêu cầu vốn chỉ có ở những trại gà của châu Âu. Đó giống như tôn trọng quyền sống của vật nuôi, không cho phép người nuôi ngược đãi vật nuôi. Để thực hiện, chủ trại phải có chế độ phục lợi riêng cho gà.

Chẳng hạn, yêu cẩu mật độ thả nuôi trung bình tính theo m2 chỉ được khoảng 10 con/m2 chứ không phải 15 – 17 con như cách nuôi thong thường. Những con gà trong đàn cần phải thải thải loại cũng phải được loại bỏ đúng cách, đúng luật không được phép  gây đau đớn cho con vật. Không được đánh đập, cắt tiết hay dùng xác gà cho các con vật khác làm thức ăn. Xác gà phải thiêu trong những lò thiêu chuyên dụng đặt tại trại. Những con vật từ bên ngoài như rắn, chuột… xâm nhập vào trại gà cũng không được giết…

Việc chăm sóc, thú y, ai được phép ra vào trại… tất cả phải được ghi chép trong nhật ký quản lý trang trại. Khi cần có thể truy xuất lại toàn bộ quá trình con gà được ấp nở, ăn uống, tiêm phòng… Làm sao khi người tiêu dung trên khắp thế giới mua sản phẩm thịt gà có nguồn gốc từ trại này có thể kiểm tra nhận biết thông qua hệ thống định vị toạ độ địa lí toàn cầu, đảm bảo truy suất nguồn gốc.

Để có được tiêu chuẩn này, ông Nguyễn Minh Kha mất hơn một năm để hoàn thiện. Nhưng lợi thế với ông là từ nhiều năm trước ông ông đã bắt tay với các nhà cung cấp con giống, thức ăn, nhà máy giết mổ, chế biến… để tạo thành chuỗi liên kết để cùng hướng đến lợi ích chung. Trên cơ sở mỗi thành viên phải hoàn thành trách nhiệm của mình trong từng khâu mình đảm nhiệm.

Con giống từ Công ty Koyu & Unitek (liên doanh Nhật Bản tại Việt Nam) và Bel Ga (đến từ Bỉ), cám từ Công Kyodo Sojitz & Deheus và thuốc thú y có xuất xứ từ Châu Âu, đội xe vận chuyển đều có thiết bị giám sát hành trình... Các nguyên liệu đầu vào là của những công ty lớn có uy tín đạt chứng chỉ Global GAP, chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Việc liên kết với Koyu & Unitek là để hình thành chuỗi sản xuất thịt gà sạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường nội địa và Nhật Bản. Theo các tiêu chí, không kháng sinh tồn dư, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng; Không chất cấm; Kiểm soát chặt chẽ bệnh cúm , E.coli , Salmonella…. Con giống, thức ăn cho gà cũng phải được nhà cung cấp trong chuỗi liên kết này.

Tiêu chuẩn xuất khẩu gà đi Nhật Bản chỉ có khoảng hơn 200 chỉ tiêu, người Nhật đặc biệt chú trọng vào an toàn vệ sinh thực phẩm. Gà nuôi theo GlobalGAP đòi hỏi nhiều hơn, có tới hơn 400 tiêu chuẩn. Bộ tiêu chuẩn này chủ yếu do các nước châu Âu xây dựng nên ngoài những đòi hỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo môi trường, người lao động, phúc lợi vật nuôi… Chính sự khắt khe đó khiến GlobalGAP khi được cấp sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu và sản phẩm bán ra sẽ dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn.

Kinh nghiệm nhiều năm nuôi gà xuất khẩu đi Nhật sẵn có, nên khi tham dự án an toàn thực phẩm của IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi) khởi động từ giữa năm ngoái, trang trại của ông Kha đáp ứng rất nhanh những yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP.

Đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc… để có được hệ thống trại đạt tiêu chuẩn cao, bù lại ông Kha bây giờ không lo thiếu đầu ra như hang ngàn trại gà khác. Giờ điều khiến ông lo nhất là…không còn đủ đất để mở rộng chuồng trại để nuôi đủ số gà xuất khẩu.

Ông Kha cho biết, mới đây đối tác nhập khẩu bên Nhật ngỏ ý muốn nâng gấp đôi lượng gà mà trang trại của ông đang cung ứng để xuất sang Nhật Bản. Tức là từ 140.000 con/tuần (tương đương với 350 tấn gà) hiện nay lên gấp đôi, nhưng quỹ đất mở rộng trang trại của ông đã hết.

Trước đây chuỗi trại của ông nuôi xoay vòng 3 lứa mỗi năm, 3 chuồng /tuần. Hiện nay đã tăng lên trên 5 lứa/ năm, 7-8 chuồng /tuần, đạt 140.000 con - 160.000 con/ tuần  tương đương 300 – 350 tấn gà lông/tuần. Hiện phía nhà nhập khẩu của Nhật Bản muốn tăng gấp đôi sản lượng hiện nay lên gần 300.000 con/tuần sau khi Cục Thú y Nhật Bản đã chính thức cho phép cho 2 dây chuyền chế biến thịt gà của công ty TNHH Kyou & Unitek xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement