Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng Nai có hàng trăm dự án chậm triển khai

Nhiều người dân bị thu hồi đất để làm các dự án chưa đồng tình giao đất là vì giá bồi thường quá thấp so với giá giao dịch ngoài thị trường.

Theo quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của UBND tỉnh, Đồng Nai sẽ triển khai 2.150 dự án, công trình. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án rất chậm do bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, vướng mắc trong thực hiện hồ sơ, phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất...

Kế hoạch là năm 2019, sẽ có 1.206 dự án phải thu hồi đất với tổng diện tích là 19.328ha. Những địa phương có nhiều dự án, công trình phải thu hồi đất là Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và Biên Hòa.

Cụ thể, Đồng Nai có nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, Dầu Giây-Phan Thiết, Biên Hòa-Vũng Tàu, Bến Lức-Nhơn Trạch-Long Thành, đường sắt TP.HCM-Biên Hòa-Long Thành-Vũng Tàu, đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cụm kho trung chuyển miền Đông...

Đồng Nai phải bàn giao mặt bằng sân bay Long Thành vào năm 2020.
Đồng Nai phải bàn giao mặt bằng sân bay Long Thành vào năm 2020.

Theo quy định của tỉnh Đồng Nai, thời gian thu hồi đất cho các dự án khoảng 300 ngày, những dự án lớn nhiều hộ phải thu hồi đất, thời gian có thể kéo dài hơn quy định. Thế nhưng, có những dự án thời gian thu hồi đất kéo dài 3-5 năm chưa hoàn thành khiến chủ đầu tư phải lùi lại thời gian khởi công nhiều lần hoặc kéo dài thời gian thi công vì đợi mặt bằng như dự án đường vào Cảng Phước An, đường 319, Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành, mở rộng Khu công nghiệp Amata, mở rộng Khu công nghiệp Hố Nai, Hương lộ 2, đường từ cầu Bửu Hòa đến quốc lộ 1K...

Lãnh đạo các huyện, thành phố có dự án đều khẳng định sở dĩ nhiều người dân bị thu hồi đất để làm các dự án chưa đồng tình giao đất là vì cho rằng giá bồi thường quá thấp so với giá giao dịch ngoài thị trường. Nhiều người dân khẳng định, nếu giá bồi thường không quá thiệt thòi cho dân và nơi tái định cư bằng nơi ở cũ họ sẵn sàng giao đất để đến nơi ở mới.

Bởi đất đai vướng vào quy hoạch người dân sống cũng rất khó khăn, vì bị hạn chế nhiều quyền lợi như: muốn sửa sang nhà cửa, chia đất cho con cái, sang nhượng, đầu tư phát triển kinh tế đều không được.

Ngoài ra, nhiều người dân bị thu hồi đất chưa đồng thuận vì bồi thường cây lâu năm trên đất còn thấp. Cụ thể, một cây bưởi, cây dâu, sầu riêng, măng cụt... đang thời kỳ cho trái có thể cho thu 2-5 triệu đồng/cây/năm, nhưng giá bồi thường bằng 50-60% nguồn thu từ cây trồng/năm. Trong khi nếu cây trồng còn, họ có thể thu 8-10 năm tiếp theo, còn bị thu hồi những năm sau sẽ không có nguồn thu.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement