Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng bằng sông Cửu Long đang bị cuốn trôi, nhà cửa và đường cao tốc biến mất

Lối sống

16/03/2021 16:13

Các con đập ở thượng nguồn đang ngăn chặn phù sa nuôi dưỡng đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, xói mòn và khai thác cát lấy đi những vật chất còn lại.

Vào một đêm cách đây hai năm, chị Lâm Thị Lệ và anh Nguyễn Văn Thương nghe thấy tiếng nứt lớn phát ra từ nhà hàng xóm ven sông. Sau đó, những người hàng xóm đã phải bỏ nhà đi. Và chỉ một ngày sau, một nửa ngôi nhà của họ đổ sập xuống dòng sông Tiền rộng lớn. Phần mái còn lại nằm bấp bênh bên bờ sông lởm chởm.

Chị Lê và anh Thương sống cách sông chỉ vài mét. Gần đó, các công nhân dùng máy để đóng đá lên bờ sông, làm nền cho một bờ kè bê tông, để chống xói lở thêm.

Tuy nhiên, tình trạng này ở Đồng Tháp không phải là hiếm. Sông Tiền là một trong những nhánh chính của sông Mekong, chảy từ thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Trong những năm gần đây, các con đập được xây dựng ở thượng nguồn phía Trung Quốc, Lào và Campuchia, cùng việc khai thác cát tại địa phương đã làm cho các tỉnh đồng bằng như Đồng Tháp bị thiếu trầm tích, khiến vùng đất từng ổn định bị xói mòn.

xoi-mon.jpg
Một con đường trên cù lao Tân Thuận Đông bị cuốn trôi bất ngờ. Nhưng trong bối cảnh đó, máy xúc nạo vét sông vẫn lấy cát. Ảnh: Quinn Ryan Mattingly

Theo Marc Goichot, Trưởng nhóm nước ngọt của WWF ở Châu Á - Thái Bình Dương, lượng phù sa trung bình của sông Mekong từng là 160 triệu tấn, nhưng việc xây dựng các con đập trên sông đã giảm gần 80%.

Goichot cho biết: “Các con đập và khai thác cát đang hoạt động theo cách tích lũy. Việc khai thác cát đang khiến tác động của các con đập không chỉ tồi tệ hơn, mà còn nhanh hơn nhiều". 

Ông nói thêm: "Tác động của đập Aswan ở Ai Cập phải mất 50 năm mới đến được đồng bằng sông Nile. Nhưng ở sông Mekong thì nhanh hơn nhiều”. 

Ở Việt Nam, vùng châu thổ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo, hàng hóa nuôi trồng thủy sản và trái cây trị giá hàng ty USD của đất nước. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp ước tính, vùng châu thổ đã mất 500 ha đất mỗi năm, vì xói mòn.

Xói mòn sắp cuốn đi cù lao du lịch

Gần nhà chị Lê và anh Thương có một bến phà. Nơi này được bảo vệ bằng một bờ kè bê tông kiên cố, dẫn đến Tân Thuận Đông. Đây là một cù lao lớn, nổi tiếng bởi những vườn xoài giữa sông Tiền. Tuy nhiên, trên con đường hẹp dẫn đến rìa phía tây bắc của cù lao này có một biển cảnh báo, rằng bạn đang đi vào vùng xói mòn.

Bà Phạm Thị Phi và gia đình đã phải di chuyển khỏi nhà cách đây 5 năm, vì tình trạng xói mòn ngày càng nghiêm trọng. Ngôi nhà cũ của bà và một số nhà hàng xóm không còn nữa, trong khi dòng sông tiếp tục ăn mòn cù lao, cuốn theo vườn xoài của gia đình.

Ông Phi đau khổ nói: “Người dân đang mất đất, mất cây cối, vườn cây ăn trái".

Ông kể: “Khi còn trẻ, tôi có một chiếc xuồng ba lá và tôi thường đưa những người trong xóm đến ngôi chùa gần đó để làm từ thiện. Nhưng khi đất bị cuốn trôi, nó đã cuốn theo con thuyền của tôi”.

cu-lao-tan-thuan-dong-2-.jpg
Cù lao Tân Thuận Đông từng là điểm đến du lịch nổi tiếng với những vườn xoài trĩu quả.

Bên cạnh đó, các đập ở thượng nguồn cũng có tác động đáng kể đến mực nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Kênh và mương thủy lợi gần như cạn nước. Những chiếc thuyền nhỏ đậu trên vùng đất khô cằn. Những chân nhà sàn khẳng khiu đã lộ hẳn ra.

“Chúng tôi đã từng có hai chiếc thuyền để rời khỏi nhà khi nước dâng cao, nhưng điều đó đã không còn nữa”, anh Phi nói.

Con sông đã cuốn trôi mọi thứ và để lại "vết cắn" nham nhở trên con đường ven sông. Nửa tá sà lan khai thác cát nằm ngoài khơi bờ biển Thuận An, và động cơ diesel của máy xúc vẫn chạy ầm ầm để phục vụ cho ngành xây dựng.

Bà Nguyễn Thị Sum cho biết: “Tôi đã sống ở đây gần 60 năm và sự xói mòn bắt đầu cách đây khoảng 10 năm".

Bà sống cùng chồng và em gái trong ngôi nhà cuối cùng còn sót lại trên đường, chỉ cách sông vài mét. Dưới mặt nước, nền móng bằng bê tông không biết khi nào sẽ đổ sụp như hàng trăm ngôi nhà khác đã từng.

Đập Jinghong, được coi là một trong những đập có tác động lớn nhất đến dòng chảy và trầm tích của sông Mekong, được đưa vào hoạt động vào năm 2008. Đây cũng là khoảng thời gian bà Sum cho biết hiện tượng xói mòn bắt đầu. Các đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong và các đập được xây dựng ở Lào và Campuchia vẫn là vấn đề tranh cãi về môi trường ở hạ nguồn.

Việt Nam là một quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mekong, một cơ quan tư vấn về quản trị xuyên biên giới sông Mekong. Tuy nhiên, ủy ban không có quyền hạn để ngăn chặn việc xây dựng, hoặc lập kế hoạch xây dựng các đập ở thượng nguồn ở Trung Quốc, hoặc các đập do Trung Quốc tài trợ.

"Trước đây, ở đây có rất nhiều nhà, nhưng mọi người đã chuyển đi gần hết". Bà Sum nói: "Chúng tôi sẽ ở lại đây cho đến khi chúng tôi không thể ở nữa, có thể là một hoặc hai năm nữa".

dap-thuy-dien-thuong-nguon-song-mekong.jpeg
Các con đập ở thượng nguồn sông Mekong đang ngăn chặn phù sa nuôi dưỡng đồng bằng sông Cửu Long. Trong ảnh là đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Cả bà Sum và bà Phi đều cho biết, chính quyền địa phương không hỗ trợ nhiều cho vấn đề sạt lở. Không giống như trên đất liền, không có bờ kè bảo vệ nào được xây dựng, mặc dù hòn đảo được quảng cáo là một điểm đến du lịch trong nước. Những lời hứa về tiền trợ giúp chi phí di dời cũng không được đáp ứng, và việc khai thác cát trái phép diễn ra ngang nhiên giữa ban ngày.

Cả hai người phụ nữ đều không biết gì về tác động của các con đập ở thượng nguồn, cả chị Lê và anh Thương bên kia sông cũng vậy. Cả bốn người đều nghĩ rằng, nguyên nhân chủ yếu gây sạt lở là tự nhiên.

Xói mòn là do tự nhiên hay do con người?

Tại tỉnh An Giang, Quốc lộ 91 nối Cần Thơ với biên giới Campuchia cách đó 100km. Đi về hướng Campuchia dọc theo bờ sông Hậu, nhánh chính khác của sông Mekong ở đồng bằng, cuối cùng sẽ gặp phải rào chắn và biển báo lớn cảnh báo, rằng không có phương tiện nào đi vào. Người đi các phương tiện giao thông được chuyển hướng sang một con đường mới, người đi bộ có thể đi vào khu vực có rào chắn.

Xa hơn nữa, một đoạn đường cao tốc dài 40 mét đã biến mất trong nước. Hố sụt này và một hố lớn khác nằm ngay dưới đường, xuất hiện vào mùa hè năm 2019 và trở thành đề tài nóng hổi trên toàn quốc. Các phương tiện truyền thông trong nước chủ yếu đưa tin rằng, đây là nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên,  VnExpress lại chỉ thẳng vào việc phát triển thủy điện và khai thác cát trên thượng nguồn sông ở Campuchia và Việt Nam.

Bà Huỳnh Thị Thu Diễm, quản lý một quán cà phê và cửa hàng gần đoạn đường bị đóng cọc, cho biết: “Tình trạng xói lở bắt đầu ở đây vào năm 2010. Chính quyền đã xây dựng bờ kè, nhưng tình trạng xói lở tiếp tục chuyển dịch và ngày càng nghiêm trọng hơn”.

Cũng có những ngôi nhà ở ven sông của đường cao tốc, nhưng chúng đã biến mất từ ​​lâu. Chỉ có một dải đất hẹp cây cối mọc um tùm ngăn nước với con đường còn lại.

“Lúc đầu, họ nhanh chóng sửa chữa đường cao tốc, nhưng cũng không thành công. Vì vậy, bây giờ họ đang xây dựng một con đường song song lớn hơn trong đất liền”.

Bà Diễm nói thêm: "Các công nhân xây dựng nói điều này là do các dòng chảy thay đổi tự nhiên, nhưng tôi xem trên tin tức và nghe bảo rằng do các con đập của Trung Quốc giữ nước".

sat-lo.jpg
Sạt lở khiến nhà của hàng trăm người dân của bị cuốn trôi. Ảnh minh họa

Bà cho biết, một số người hàng xóm đã rời khỏi khu vực này sau khi nhận được hỗ trợ tài chính. Bà cũng tin rằng, chính phủ sẽ giúp đỡ bà nếu việc ở lại trở nên quá nguy hiểm.

Xa hơn trên con đường, nhà bà Thi (đã đổi tên) nằm ở rìa một trong những hố sụt. Bà bán gạo tại nhà và trước đây, có những chiếc xe buýt chạy qua mang khách đến cửa hàng. Nhưng giờ đây, chỉ có xe máy và xe đạp mới có thể đi qua được.

Bà Thi nói, việc giao thông không thuận lợi trên đường cao tốc đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của gia đình bà. Tuy nhiên, giống như bà Diễm, bà bày tỏ sự tin tưởng vào lãnh đạo địa phương, sẽ giúp họ nếu cần sơ tán khỏi khu vực này.  

Việc sơ tán có thể cần thiết. Vì Trung Quốc, Lào và Campuchia đang tham gia vào các kế hoạch xây dựng thêm 10 đập thủy điện trên dòng chính Mekong. Sau khi được xây dựng, những con đập này sẽ giữ lại nhiều phù sa hơn ở thượng nguồn, làm đói vật chất ở vùng châu thổ. Ngoài ra, việc hút cát ở hạ nguồn lấy đi một lượng lớn vật chất còn lại.

“Những gì lọt qua rào cản của các con đập chủ yếu là trầm tích mịn như phù sa và đất sét, không phải cát hoặc sỏi”, Goichot viết trong một bài báo gần đây cho China Dialogue. 

“Do đó, lòng và bờ sông không được bồi bổ, khiến cho việc khai thác cát ở hạ nguồn càng trở nên không bền vững, và dẫn đến xói mòn lớn hơn ở lòng và bờ sông”, ông cho biết.

Tuy nhiên, những cư dân đồng bằng đang bị đe dọa bởi các tác động của xói mòn vẫn phải cam chịu.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục di chuyển sâu hơn vào đất liền, cho đến khi chúng tôi không thể nữa. Sau đó, chúng tôi sẽ đến một khu tái định cư cách xa con sông", chị Lê nói trong một ngôi nhà lụp xụp bên bờ sông Tiền.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement