Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

"Độc quyền nhà nước" – gáo nước lạnh dội vào doanh nghiệp tư nhân

Dân sinh

18/02/2017 01:55

Sau hơn 30 năm cải cách kinh tế theo hướng thị trường hóa, sau khi đã ký kết và tham gia hơn 15 hiệp định tự do hóa thương mại, việc xây dựng một văn bản dưới luật như nghị định “độc quyền nhà nước” là quyết định cho thấy nhiều mâu thuẫn trong tư duy quản lý kinh tế hiện nay.

Trong khi Chính phủ đẩy mạnh “nhà nước kiến tạo”, nhà nước lái thuyền chứ không trực tiếp chèo thuyền, nhấn mạnh cải cách, huy động nguồn lực toàn xã hội để phát trển kinh tế, thì dường như Bộ Công Thương lại “ngược dòng”.

Dự thảo Nghị định của Bộ Công Thương về 20 lĩnh vực độc quyền nhà nước thực sự là một gáo nước lạnh dội vào các DN tư nhân. Dự thảo này rất cần được đưa ra thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp tư nhân trước khi Chính phủ xem xét.

Trước hết, cần làm rõ cơ sở pháp lý nào để quy định 20 ngành nghề này là độc quyền nhà nước, điều nào của Hiến pháp 2013, Luật Thương Mại 2005 , Luật Đầu tư 2014 và Luật DN 2014? Nếu không có quy định trong luật thì Nghị định không thể hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp 2013.

Càng hạn chế các lĩnh vực độc quyền thì nền kinh tế phát triển càng năng động. Nếu cần độc quyền thì nhất thiết phải có giám sát.

Tiếp theo, cần làm rõ yêu cầu về kinh tế – kỹ thuật nào đòi hỏi phải “độc quyền nhà nước” và độc quyền như vậy có thực sự đem lại hiệu quả cao và lợi ích cho người dân.

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh theo pháp luật là động lực thúc đẩy sáng tạo, năng động, hiệu quả, giúp sàng lọc những DN kém hiệu quả. Vì vậy, càng hạn chế các lĩnh vực độc quyền thì nền kinh tế phát triển càng năng động. Nếu cần độc quyền thì nhất thiết phải có giám sát.

Thực tế, trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã dũng cảm vượt qua những giáo điều như “nhà nước độc quyền ngoại thương”, cho phép DN các thành phần kinh tế tham gia xuất, nhập khẩu, đem lại sự năng động vượt bậc của ngoại thương.

Trong thời bao cấp, gạo được coi là mặt hàng chiến lược do nhà nước độc quyền, người dân chịu mua gạo kém phẩm chất cũng không dám trả lại, nay thực tế cho thấy với nông nghiệp sản xuất gạo vượt nhu cầu trong nước, hoàn toàn không có lý do gì để duy trì “nhà nước độc quyền kinh doanh lương thực”.

Xu thế cổ phần hóa sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực trước đây được coi là “chiến lược” và nhạy cảm như Cty lương thực, hợp giao công xây dựng đường cao tốc… Vậy thì sự cần thiết kinh tế – kỹ thuật nào để duy trì vô thời hạn “quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường kế hoạch”.

Sắp tới đây, với tình hình nước khan hiếm, mặn xâm nhập sâu, thủy lợi đòi hỏi những biện pháp mới, sáng tạo, việc duy trì độc quyền nhà nước sẽ kìm hãm sự phát triển năng động của lĩnh vực này.

Có thể tiếp tục liệt kê nhiều lĩnh vực khác nữa trong dự thảo nghị định này. Rõ ràng, Dự thảo này không thể hiện tinh thần ĐỔI MỚI của Thủ tướng, rất cần các cá nhân, tổ chức phản biện nghiêm túc và hạn chế tối đa các lĩnh vực cần độc quyền nhà nước.

LÊ ĐĂNG DOANH (Diễn đàn Doanh nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement