23/06/2019 10:23
Doanh nhân trở thành tỷ phú sau khi bị Facebook từ chối
Làm thế nào Jan Koum, người sáng lập WhatsApp, vượt qua nghịch cảnh và trở thành một tỷ phú công nghệ tự thân?.
Sinh ra tại ngôi làng nhỏ ở Ukraine, gia đình Jan Koum nghèo tới mức không có nước nóng để tắm và hãn hữu lắm mới sử dụng điện thoại. Nhớ lại tuổi thơ khốn khó của mình, Jan Koum nói: “Bạn hãy thử tưởng tượng, giữa mùa đông lạnh giá ở Ukraine, nhiệt độ ngoài trời có thể xuống tới âm 20 độ C, vậy mà lũ trẻ như chúng tôi phải cuốc bộ tới bãi đỗ ô tô gần trường để sử dụng nhà tắm công cộng”.
Nhà sáng lập WhatsApp Jan Koum. |
Cuộc sống quá khó khăn, Jan Koum cùng mẹ nhập cư vào California (Mỹ), năm anh 16 tuổi. Những ngày đầu ở Mỹ, Koum phải xếp hàng để được nhận suất ăn miễn phí. Để kiếm tiền, mẹ Koum phải đi trông trẻ thuê, còn Koum nhận việc quét dọn trong cửa hàng rau quả gần nhà. Sau đó, mẹ Koum bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư và gia đình buộc phải sống bằng tiền trợ cấp.
Thành công trong lĩnh vực phần mềm như vậy, nhưng Koum từng không có nổi chiếc máy tính cá nhân cho tới năm 19 tuổi. Anh tự học máy tính thông qua một quyển hướng dẫn sử dụng mua ở hiệu sách.
Trong thời gian học tại Đại học San Jose, Koum làm nhân viên kiểm tra hệ thống bảo mật bán thời gian cho Công ty Kiểm toán Ernst & Young. Một phần công việc của anh có liên quan tới giám sát hệ thống quảng cáo của Yahoo và đây là cơ duyên để Koum gia nhập Tập đoàn Internet khổng lồ này sau đó.
Từ nghịch cảnh đến tỷ phú tự thân
Năm 18 tuổi, Koum vẫn thuộc "thành phần cá biệt" ở trường do ít hòa nhập với bạn bè. Bù lại, anh làm bạn với chiếc máy tính cũ mua lại từ nhà hiệu sách. Koum gia nhập một nhóm hacker (tin tặc), lân la vào thế giới mạng và làm quen với những nhân vật sau này đều nổi danh như đồng sáng lập của Napster.
Khi đang học đại học, Koum vừa học vừa làm cho Tập đoàn Ernst & Young và sau đó chuyển đến làm cho Yahoo ở vị trí kỹ sư hạ tầng. Sau đó, anh quyết định ngừng đến trường để tập trung làm toàn thời gian tại Yahoo vì thấy rằng mình ghét đi học.
Sau 9 năm làm việc tại Yahoo, Koum tiết kiệm được 400.000 USD còn người bạn Action mất hàng triệu USD sau khi đầu tư vào các công ty công nghệ. Đến năm 2007, cả hai rời Yahoo, dành một năm đi du lịch cùng nhau, cùng nộp đơn xin việc vào Facebook và đều bị từ chối.
Hai năm sau Jan Koum mua một chiếc iPhone. Ông nhìn thấy tiềm năng của thế giới App Store và bắt đầu làm việc để tạo ra một ứng dụng mới giúp hợp lý hóa việc giao tiếp và trò chuyện. Thất vọng vì không thể làm cho nó hoạt động, Jan Koum gần như bỏ cuộc.
Câu chuyện thành công ở nước Mỹ
Sau một thời gian chia sẻ ý tưởng với bạn bè, đến tháng 4, Koum quyết định thành lập Công ty Whatsapp Inc. với ứng dụng nhắn tin miễn phí dành cho di động Whatsapp. Thời gian đó, ứng dụng này gần như là duy nhất cho phép người dùng sử dụng số điện thoại của mình để nhắn tin miễn phí.
Do đó, Whatspp nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn người dùng tại Đông Âu và cả ở Mỹ. Brian Action gia nhập ban quản trị 9 tháng sau khi thành lập. Cả hai thu hút được 250.000 USD trong lần huy động vốn đầu tiên từ 5 người bạn ở công ty cũ.
Năm 2014, nó có 400 triệu người dùng trên toàn thế giới và cặp đôi đã bán công ty cho Facebook với giá 19 tỷ USD.
Họ có thể đã không nhận được lời mời làm việc tại Facebook, nhưng lời đề nghị mà cuối cùng họ nhận được là một thứ gì đó tốt hơn nhiều. Vào năm 2017, WhatsApp có 1,3 tỷ người dùng hàng tháng và tỷ phú Koum, người đã trải qua thời thơ ấu ở Ukraine, trở thành một câu chuyện thành công của nước Mỹ, cho thấy sức mạnh biến đổi của tự do, kinh doanh và tự giáo dục.
Koum, người vào năm 2018 tuyên bố rời khỏi WhatsApp và rời khỏi ban giám đốc của Facebook vì những bất đồng nội bộ với công ty, nói với Tạp chí WIRED: "Tôi lớn lên trong một xã hội nơi mọi thứ bạn làm bị nghe lén, ghi lại, bị lừa đảo ở đó. Không có ai có quyền nghe lén, hoặc biến bạn thành một công cụ cho nhà nước. Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ nó".
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp