Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệt Việt Nam và Mỹ phối hợp sản xuất vắc xin chống dịch tả heo châu Phi

Thị trường 24h

14/07/2020 12:52

Mới đây, hai doanh nghiệp Việt Nam trong ngành thú y và chăn nuôi phối hợp với cơ quan Mỹ về nghiên cứu sản xuất vắc xin, chuyển giao giống virus dịch tả heo châu Phi.

Ông Nguyễn Văn Long, phó Cục trưởng Cục Thú y chia sẻ với Nông Nghiệp, hai doanh nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan của Mỹ để nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả châu Phi là Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Navetco và Công ty Cổ phần Dabaco.

Ngoài ra, để chạy đua trong việc sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi, Chi cục Thú y vùng VI đã và đang thực hiện nghiên cứu, phân lập virus ASF trên tế bào; nghiên cứu kháng huyết thanh từ động vật thí nghiệm (thỏ).

Việt Nam phối hợp với một số cơ quan của Mỹ nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi (Ảnh minh họa).
Việt Nam phối hợp với một số cơ quan của Mỹ nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi (Ảnh minh họa).

Chi cục Thú y vùng VI cũng phối hợp với Navetco kiểm tra độc lực virus dịch tả heo châu Phi phân lập từ thực địa; nghiên cứu thử nghiệm vắc xin vô hoạt, nghiên cứu giảm độc virus ASF độc lực cao trên thỏ....

Để đẩy nhanh tiến độ trong việc sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi, Chi cục Thú y vùng VI đã và đang thực hiện nghiên cứu, phân lập virus ASF trên tế bào; nghiên cứu kháng huyết thanh từ động vật thí nghiệm (thỏ).

Ngoài ra, Chi cục Thú y vùng VI cũng phối hợp với Navetco kiểm tra độc lực virus dịch tả heo châu Phi phân lập từ thực địa; nghiên cứu thử nghiệm vắc xin vô hoạt, nghiên cứu giảm độc virus ASF độc lực cao trên thỏ,...

Bên cạnh đó, Chi cục Thú y vùng VI cũng hợp tác nghiên cứu với Công ty ChoongAng của Hàn Quốc; Phòng Thí nghiệm bệnh lý của trường Đại học Seoul và Đại học Nông lâm TP.HCM để nghiên cứu đánh giá sự thích nghi của virus ASF độc lực cao trên tế bào.

Dịch tả heo châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp ở Việt Nam.
Dịch tả heo châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp ở Việt Nam.

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020, dịch tả heo đã phát sinh 831 ổ tại 223 huyện thuộc 44 tỉnh, thành phố. Tổng số heo tiêu hủy là 36.000 con, tổng trọng lượng khoảng 1.800 tấn.

Theo ông Nguyễn Văn Long, bệnh dịch tả heo châu Phi rất nguy hiểm đối với heo, hiện nay chưa có thuốc và vắc xin. Đường lây truyền của bệnh rất đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát.

Do đó, người chăn nuôi cần chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tả heo Châu Phi; bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng, môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam.

Đối với heo khỏe mạnh tại cơ sở có heo mắc dịch tả heo châu Phi hoặc tại các cơ sở chưa có heo mắc bệnh nhưng nằm trong vùng dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh có thể được vận chuyển, giết mổ theo hướng dẫn.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch tả heo châu Phi là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trong toàn quốc. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh, Ban Chỉ đạo quốc gia tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.

Cục Thú y tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng kế hoạch giám sát cấp quốc gia hàng năm phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tổ chức thực hiện giám sát chủ động, giám sát heo, sản phẩm heo nhập lậu.

Đồng thời, tổ chức hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng các chuỗi, vùng sản xuất các sản phẩm heo an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ tìm kiếm, đàm phán với các nước để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm heo sang các nước; hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn bệnh dịch tả heo châu Phi đối với các cơ sở đã được công nhận.

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement