Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục bị lừa đảo qua mạng

Chính sách - Hạ tầng

05/07/2019 09:34

Thương vụ tại Hà Lan tiếp tục nhận được một số đề nghị của doanh nghiệp Việt Nam nhờ hỗ trợ điều tra sau khi đã tiến hành giao dịch kinh doanh và đã trả trước 30%-40% hoặc đặt cọc nhưng sau đó đã không thể liên hệ được với đối tác.

Giao dịch qua mạng tìm ẩn nhiều rủi ro

Một trường hợp gần đây nhất là đối tượng lừa đảo sử dụng tên công ty BRF-BV, website: www.brf-bv.com để giao dịch với công ty Việt Nam.

Qua kiểm tra sơ bộ, website này được sử dụng địa chỉ văn phòng và hình ảnh trên website của công ty BRF Global, websitewww.brfglobal.comcũng như văn phòng của BRF ở OOstwolde, Hà Lan. Nhưng số điện thoại liên hệ lại không đúng với mã vùng của số cố định của địa danh đó.

Sau khi chuyển tiền trả trước 40%, phía công ty Việt Nam cũng chỉ trao đổi qua điện thoại di động với đối tác và sau đó, đối tượng thường yêu cầu chuyển thêm tiền container lạnh, và/hoặc tiền bảo hiểm ... điện thoại của phía bên kia sau đó thường để chế độ voice mail, hoặc không còn sử dụng nữa, hầu hết là trường hợp số điện thoại di động hoặc có trường hợp số cố định nhưng không gọi được.

fur-exports_HHCW
Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị lừa qua mạng

Sau khi tra cứu sơ bộ, Thương vụ nhận thấy các doanh nghiệp này có địa chỉ, thường là công ty 1 người, có đăng ký kinh doanh, có web thiết kế cầu kỳ hoành tráng đầy đủ các thông tin, số điện thoại trùng với thực tế công ty đăng ký.

Do vậy, Thương vụ tại Hà Lan tiếp tục lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet, có trường hợp lấy từ mạng Alibaba; hoặc chưa có giao dịch làm ăn với nhau; tuyệt đối không trả trước tiền hàng nếu không biết rõ đối tác, và liên hệ với Thương vụ để tham vấn kinh nghiệm cũng như tìm hiểu về sự tồn tại và tính hợp pháp, cũng như độ tin cậy của đối tác Hà Lan.

Trong trường hợp này đối tượng lừa đảo đã lập một website rất đẹp mắt và nhìn có vẻ rất chuyên nghiệp, sử dụng hình ảnh, chủng loại sản phẩm của một công ty chuyên doanh cùng loại sản phẩm chào bán. Chi tiết số tài khoản mà đối tượng yêu cầu công ty chuyển tiền vào có thể thuộc về một cá nhân nào đó hoặc chính là kẻ lừa đảo; có thể đối tượng sử dụng đúng tên công ty của đối tượng để lừa hoặc đối tượng sử dụng tên một công ty nào đó tại thị trường nước đó (địa bàn)

Trường hợp thứ hai là AFF BV, websitewww.affbv.nl. Trường hợp thứ ba là đối tượng sử dụng tên công ty Luxor Trading Group B.V.

Biện phápkiểm tra nhanh độ tin cậy của đối tác

1. Kiểm tra số điện thoại để biết đó là di động hay cố định, thông thường những công ty chuyên doanh, lâu năm, có uy tín trên thị trường thường có nhân viên và điện thoại cố định; và nên thử gọi điện đến số cố định và di động để kiểm tra tính xác thực, nếu thường xuyên chỉ nhận được voice mail thì phần nhiều không đáng tin cậy. Kiểm tra các thông tin trên website (nếu có) của công ty đó để phán đoán;

2. Dựa trên địa chỉ của công ty/ đối tác, kiểm tra địa chỉ trên google map để xem hình ảnh của công ty, trụ sở, biển hiệu, nhà kho có chính xác không, nhà riêng hay trụ sở văn phòng v.v. nếu hình ảnh là nhà riêng thì phần nhiều là công ty 1 người, tự doanh, nếu có trục trặc xảy ra rất khó có thể xử lý hậu quả; hoặc đối tượng có thể sử dụng địa chỉ của một công ty có thật nhưng sẽ đưa số điện thoại giao dịch khác vào chứng từ, thư từ giao dịch với công ty Việt Nam…;

3. Một số đối tác còn gửi cho công ty Việt Nam photo hộ chiếu, thẻ căn cước, trong trường hợp này phần nhiều là giả mạo vì trên thực tế không bao giờ thương nhân lại gửi chi tiết hộ chiếu và ID cho đối tác nước ngoài, nhất là đối tác mới quen. Động tác này thường để tạo niềm tin cho đối tác Việt Nam nhưng thực tế copy hộ chiếu, ID là của người khác/ai đó;

4. Kiểm tra xem ngân hàng mà đối tượng yêu cầu chuyển tiền là ở địa bàn (nước) có địa chỉ công ty nước ngoài hay là nước khác, nếu nước khác thì có thể đổi tượng lừa đảo là ở nước đó và chỉ sử dụng danh nghĩa pháp nhân một công ty bất kỳ tại Hà Lan hoặc nước nào đó;

5. Liên lạc trước với thương vụ sở tại để nhờ kiểm tra và tham vấn, trước khi quyết định gửi tiền tạm ứng, đặt cọc….

Doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm nhà xuất khẩu thực phẩm có uy tín ở châu Âu và trên thế giới thì nên đi thăm quan hội chợ quốc tế về thực phẩm lớn nhất châu Âu và Thế giới là Sial ở Paris (https://www.sialparis.com/) và Anuga ở Koln (Cologe), CHLB Đức (https://www.anuga.de/)

Hai hội chợ này thường tổ chức hai năm một lần và xen kẽ nhau. Không nên giao dịch và trả tiền trước với những đối tác không quen biết trên mạng Internet/ sàn giao dịch điện tử.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement