Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp Việt chi hàng chục triệu USD để biến cá tra thành... thức ăn nhanh

Thị trường 24h

30/11/2018 05:48

Công ty Cổ phần Gò Đàng đã đầu tư 30 triệu USD để xây dựng nhà máy chế biến cá ba sa ăn liền công suất 15.000 tấn/năm…

Nhà máy này đã có sản phẩm ra thị trường, bán tai một số kênh phân phối thực phẩm và nhận được những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Trước khi xuất hiện tại thị trường nội địa, các sản phẩm này đã được bán sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, châu Âu, Trung Đông nhiều năm trước.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng (GODACO) cho biết, đây là bước đi khá mạo hiểm. Ngành cá tra xuất khẩu hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn có đến 95% tổng sản lượng cá tra trong nước là để xuất khẩu dưới dạng fillet đông lạnh, tiêu thụ trong nước rất hạn chế. Từ trước đến nay chưa có doanh nghiệp chế biến cá tra nào thực sự thành công tại thị trường trong nước.

Thức ăn nhanh từ cá tra liệu có thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ thịt gà, heo, bò...?
Thức ăn nhanh từ cá tra liệu có thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ thịt gà, heo, bò...?

Bà Nguyễn Thị Ngọc Diện, Quản lý cao cấp ngành hàng thực phẩm siêu thị Co.opmart thừa nhận điều này. Hệ thống bán lẻ trên dưới 600 điểm của Saigon Co.op trải dài trên khắp cả nước, nhưng mỗi tháng cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 200 tấn cá tra các loại. Bao gồm cá tra fillet, cắt khúc, chả cá, cá tẩm bột…

Nguyên nhân được chính ông Đạo chỉ ra là thói quen tiêu dùng cá tươi của người Việt từ trước đến nay khó thay đổi. Và người tiêu dùng trong nước vốn chỉ quen với những cách chế biến quen thuộc loại cá này như kho, chiên và nấu canh. Ở phân khúc chế biến như chả cá, cá viên… các doanh nghiệp lớn không thể cạnh tranh với các cơ sở nhỏ vốn “ăn gian” bằng hình thức phối trộn nhiều nguyên liệu để có thể bán được với giá thành rẻ.

Trong khi đó, sản phẩm này tại hơn 140 nước mà Việt Nam xuất khẩu đến được chế biến rất đa dạng và được ưa chuộng. Cá tra là sản phẩm thịt trắng, an toàn với sức khỏe hơn so với các sản phẩm thịt đó.

“Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân cùng thói quen tiêu dùng đang thay đổi khiến GODACO chuyển hướng muốn đầu tư để khai thác giá trị gia tăng từ ngành hàng này…”, ông Đạo nói và cho biết thêm là hiện doanh nghiệp của ông sản xuất tới hơn 50% các sản phẩm khác nhau từ cá tra nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu.

Theo ông Nobuyoshi Kan, Trưởng đại diện Công ty Ocean Trading (Nhật Bản) tại Việt Nam, hiện người Nhật rất chuộng các sản phẩm cá tra từ Việt Nam. Nguyên nhân là do thói quen của người Nhật vốn tiêu dùng cá biển, nhưng sản lượng cá biển ngày càng khan hiếm, thị trường Nhật tìm kiếm những nguồn cá nước ngọt để bù đắp.

“Lượng omega 3 trong loại cá này không hề thua kém các loại cá nước ngọt được đánh giá có chỉ số dinh dưỡng này cao như cá tầm, cá hồi… là lý do người Nhật ưa thích cá tra”, ông Nobuyoshi chia sẻ.

Thói quen của người Nhật không chế biến tươi mà thường là các sản phẩm chế biến sẵn, ăn liền hoặc xử lý nhanh qua lò vi song để sử dụng. Cá tra được các nhà cung cấp từ Việt Nam xuất khẩu vào cũng đang đi theo hướng “chiều” theo thói quen này, như thói quen ăn fast food (thức ăn nhanh).

Ông Nobuyoshi Kan cho rằng, người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng có thu nhập tốt hơn và thói quen tiêu dùng cũng dần thay đổi do ảnh hưởng của lối sống công nghiệp nên những sản phẩm chế biến nhanh, ăn liền sẽ dần lấy lại vị thế.

Ông còn dẫn chứng trường hợp một doanh nghiệp Nhật nhiều năm trước đưa một sản phẩm thực phẩm vào Việt Nam nhưng thất bại vì… không hợp khẩu vị. Sau đó doanh nghiệp này phải chấm dứt hoạt động, rút về Nhật. Nhưng gần đây họ đem lại chính sản phẩm đó vào Việt Nam và đã thành công.“Điều quan trọng là để biến một sản phẩm như cá tra thành sản phẩm kiểu fast food nhà sản xuất phải biết đa dạng trong chế biến, sử dụng gia vị hấp dẫn", ông gợi ý.

TỪ MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement