Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp ngành nào sẽ hưởng lợi khi đầu tư công tăng tốc cuối năm?

Doanh nghiệp

01/11/2021 07:49

Việc thúc đẩy đầu tư công được đánh giá là lựa chọn khả thi nhất để thúc đẩy kinh tế trong quý cuối năm.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý tới nay, đồng thời khiến GDP 9 tháng chỉ còn tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.

Áp lực tăng trưởng vì vậy đè nặng lên quý cuối năm. Bên cạnh nhiệm vụ chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo tập trung nỗ lực cao nhất để phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm, rà soát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Trong bối cảnh hầu hết các khu vực của nền kinh tế đều ở trạng thái hết sức khó khăn thì đầu tư công chính là “đầu kéo” mà Nhà nước cơ bản có thể chủ động, nhất là trong bối cảnh lượng vốn còn lại theo kế hoạch ngân sách 2021 đạt khoảng 250.000 tỷ đồng, tức xấp xỉ 11 tỷ USD. Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 9, thực tế giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 47,38% kế hoạch được giao, trong đó, có 36 bộ, cơ quan trung ương và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%; 4 cơ quan trung ương và 11 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên 60%.

Thực tế này, cộng với quyết tâm của Chính phủ và tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu bớt căng thẳng trên cả nước, khiến chúng ta có thể tin tưởng rằng đầu tư công trong 3 tháng cuối năm 2021 chắc chắn sẽ tích cực hơn hẳn so với giai đoạn đầu năm. Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), việc thúc đẩy đầu tư công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế bởi tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Tổng cục thống kê thì ước tính giai đoạn 2021-2025, nếu giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,058%. Đồng thời, giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công kéo theo 1,61 đồng vốn khối ngoài nhà nước, cao hơn giai đoạn trước là 1,42 đồng.

i-ndh-vn_kim-tin-4-1635497658-4232-1635498862(1).jpg
Kim Tín đặt mục tiêu quý IV doanh thu ván MDF gấp 2,5 lần và vật liệu hàn tăng 33% so với quý III.

Các nhóm ngành liên quan trực tiếp đến các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, giao thông… sẽ là đối tượng hưởng lợi đầu tiên khi đầu tư công được thúc đẩy. Theo Chứng khoán BIDV (BSC), ba nhóm ngành dự báo sẽ "đón sóng" gồm vật liệu xây dựng (thép, xi măng, đá cát, nhựa, nhựa đường); ngành thi công (xây dựng, ETC, giao thông thông minh, xây dựng điện, vật liệu điện) và ngành bất động sản (gồm bất động sản dân cư và bất động sản công nghiệp).

Dễ nhận thấy đối tượng hưởng lợi sẽ không chỉ có những đơn vị tham gia trực tiếp vào các đại dự án mà còn bao gồm lĩnh vực công nghiệp phụ trợ liên quan. Một ví dụ khá dễ hình dung là các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng nhà xưởng, hạ tầng và cầu đường đều gia tăng đáng kể nhu cầu máy móc thiết bị và vật liệu cơ bản như kim loại màu, ngũ kim, dụng cụ cầm tay, vật liệu hàn, ván gỗ... cho hoạt động sản xuất, khâu kết nối kim loại và chế tạo các kết cấu thép. Đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghiệp phụ trợ này là Tập đoàn Kim Tín. Ước tính lượng sản phẩm tiêu thụ trên kênh phân phối của CTCP Tập đoàn Kim Tín trong quý IV sẽ đạt khoảng 3.600 tấn kim loại màu, 28.000 tấn vật liệu hàn và 60.000 m3 ván MDF. Doanh thu quý IV dự kiến tăng khoảng 24% so với quý III, trong đó các mặt hàng then chốt như ván MDF tăng trưởng gấp gần 2,5 lần và vật liệu hàn tăng trưởng 33% so với quý trước.

Trong mảng sản xuất và kinh doanh vật liệu hàn bao gồm các chủng loại que hàn, dây hàn, thuốc hàn và máy móc thiết bị hàn, Kim Tín hiện chiếm 45% thị phần vật liệu hàn nội địa và thuộc top 15 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong ngành này. Việc sở hữu một hệ thống phân phối đa kênh với hơn 6.000 đại lý ở cả ba miền sau hơn 20 năm xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng tốc trong quá trình đưa sản phẩm đến khách hàng trong giai đoạn cuối năm.

Không chỉ có vật liệu hàn, Kim Tín hiện cũng là một ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ván MDF và các sản phẩm sau ván khi chiếm hơn 20% thị phần ván trong nước. Đây cũng là lĩnh vực có thể hưởng lợi khi thị trường bất động sản bao gồm cả dân cư và công nghiệp khởi sắc từ việc thúc đẩy đầu tư công.

CTCK VNDirect nhận định một số dự án đầu tư công có tác động tích cực đến thị trường bất động sản đã và dự kiến khởi công trong năm 2021 như sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn I, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, cầu Thủ Thiêm 2 và 3, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suốt Tiên… Những thông tin về quy hoạch giúp giá đất tăng cao, hạ tầng được hoàn thiện giúp thu hút đầu tư nước ngoài là động lực chính cho tăng trưởng thị trường bất động sản các năm tới.

i-ndh-vn_kim-tin-1-1635497701-4344-1635498862(1).jpg
Kim Tín đang có kế hoạch đầu tư mở rộng danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ cũng như ván ép để đón đầu nền kinh tế phục hồi.

Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và đạt kết quả tăng trưởng cao khi nền kinh tế phục hồi (Việt Nam dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% năm 2022). Như trường hợp của Kim Tín, doanh nghiệp không chỉ dừng ở thị phần ván MDF 20% mà còn đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt được mức 45% bằng việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác chế biến sâu, gia công đồ gỗ, nội thất hoàn thiện để gia tăng giá trị và nối dài chuỗi cung ứng trên quy mô 10 ha tại khu công nghiệp Nam Đồng Phú…

Cùng với đó, Kim Tín tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ và tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm như vật liệu kết dính thay thế, vật liệu mài và các chủng loại vật liệu hàn chuyên dụng. Kim Tín dự kiến đầu tư khoảng 300 tỷ đồng cho các nhà máy sản xuất sản phẩm mới này và đi vào hoạt động năm 2023. Cũng như với nền kinh tế, đây cũng sẽ là những "đầu kéo" quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

THU HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement