Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi về nước của Tổng thống Trump

Kinh tế thế giới

11/09/2020 14:41

Một cuộc khảo sát mới cho thấy các công ty Mỹ có trụ sở tại Trung Quốc đang phớt lờ lời kêu gọi quay trở lại Mỹ của Tổng thống Trump.

Theo tờ Business Insider, trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại kế hoạch "tách rời" nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang diễn ra và căng thẳng về các vấn đề như công ty viễn thông Huawei...

"Chúng ta đã mất hàng tỷ USD và nếu chúng ta không làm ăn với họ, chúng ta sẽ không mất hàng tỷ USD như vậy", Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm đầu tuần này và nói thêm: "Chúng ta sẽ đưa Mỹ trở thành một siêu cường sản xuất của thế giới, đồng thời chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc một lần và mãi mãi. Dù tách rời với nền kinh tế Trung Quốc hay thực hiện những biện pháp thuế quan quy mô như tôi đang làm hiện nay, chúng ta sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc bởi chúng ta không thể dựa vào quốc gia này", Tổng thống Trump nhận định với báo giới.

  Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 Osaka ở Nhật Bản năm 2019. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 Osaka ở Nhật Bản năm 2019. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, các công ty Mỹ có hoạt động tại Trung Quốc không chú ý đến lời kêu gọi của ông Trump, theo một cuộc khảo sát mới do Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải ủy nhiệm công bố hôm 9/9, phần lớn cho biết họ sẽ vẫn ở lại Trung Quốc ngay cả khi mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt.

Cụ thể, chỉ có khoảng 4% trong số hơn 200 nhà sản xuất cho biết họ sẽ chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ; hơn 75% cho biết họ không có ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc; 14% cho biết họ sẽ chuyển một số hoạt động sang các quốc gia khác và 7% dự định chuyển về nước và sang các nước khác. Và theo Chủ tịch AmCham Thượng Hải, ông Ker Gibbs, nếu rời đi thì "Đông Nam Á là điểm đến phổ biến nhất, chứ chắc chắn không phải là Hoa Kỳ".

Cuộc khảo sát của AmCham Thượng Hải cũng cho thấy, hầu hết các công ty Mỹ không có kế hoạch cắt giảm việc làm ở Trung Quốc, với hơn 2/3 cho biết họ sẽ duy trì hoặc tăng cấp độ nhân viên của mình. Số còn lại cho biết đã lên kế hoạch cắt giảm, nhưng phần lớn là do tác động của đại dịch COVID-19.

Ông Ker Gibbsnói với The Financial Times: “COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc vào đầu năm 2020, nhưng sự phục hồi rất nhanh chóng. "Các công ty Mỹ vẫn xem thị trường tiêu dùng của Trung Quốc là một cơ hội lớn".

Điều đó là do ngoài việc Trung Quốc là công xưởng của thế giới thì nhiều sản phẩm do các công ty Mỹ sản xuất ở Trung Quốc cũng đang nhắm đến thị trường tại đây.

Thậm chí, dù cuộc chiến thương mại leo thang năm 2019, các công ty Mỹ vẫn đầu tư 14 tỷ USD vào các nhà máy mới cũng như các khoản đầu tư dài hạn khác ở Trung Quốc, tăng khoảng 10% so với năm 2018.

Nhiều người được hỏi tỏ ra bi quan hơn về tình hình quan hệ Mỹ - Trung, với 26,9% cho rằng căng thẳng thương mại sẽ kéo dài vô thời hạn, tăng từ mức 16,9% của năm ngoái. Có 22,5% ý kiến nhận định căng thẳng sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm tới, tăng từ 12,7% vào năm 2019. Trong khi đó, có tới 26,9% cho rằng cuộc đối đầu này sẽ kéo dài vô thời hạn. Con số trên cao hơn so với mức 16,9% trong năm ngoái.

Thời gian qua, nhiều công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, bao gồm Huawei, đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền Washington. Vào tháng 8, Tổng thống Donald Trump tuyên bố  ký sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế các giao dịch liên quan đến WeChat - ứng dụng tin nhắn phổ biến thuộc sở hữu của gã khổng lồ Tencent, có trụ sở tại Thâm Quyến, mà nhiều người dùng và doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng để thanh toán không cần tiền mặt.

Sắc lệnh trên dự kiến có hiệu lực vào ngày 20/9 sắp tới. Bộ Thương mại Mỹ có khả năng sẽ công bố phạm vi của biện pháp trừng phạt. Các thành viên của AmCham Thượng Hải đang lo lắng việc áp dụng rộng rãi có thể cấm họ nhận thanh toán qua WeChat ở Trung Quốc. Điều này khiến khách hàng tại quốc gia này tìm đến các công ty đối thủ.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ hy vọng Bộ Thương mại sẽ chỉ áp dụng các hạn chế ở nước này và cho phép họ tiếp tục sử dụng WeChat tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có gì rõ ràng.

Bloomberg tuần trước đưa tin (trên cơ sở trích dẫn các nguồn thạo tin), hiện chính quyền của ông Trump vẫn đang tranh luận về phạm vi và thời điểm có hiệu lực của các lệnh cấm đối với WeChat và TikTok và sẽ công bố quyết định vào cuối tháng này.

Bộ Thương mại Mỹ đang soạn thảo các tài liệu để làm rõ các giao dịch cụ thể sẽ bị cấm giữa các công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời cân nhắc khi nào những lệnh cấm đó có hiệu lực.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement