Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp chuẩn bị gì cho nền kinh tế hậu COVID-19?

Doanh nghiệp

16/10/2020 10:59

Trong bối cảnh thế giới chịu tác động mạnh mẽ của COVID-19, Forbes Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh doanh 2020 lần VII tại TP. Hồ Chí Minh, chiều ngày 15/10.

Diễn đàn với chủ đề "Xuyên qua vùng nhiễu động" thu hút khoảnh 400 khách mời gồm các chủ tịch, CEO của các doanh nghiệp lớn.

 Forbes Việt Nam  tổ chức  Diễn đàn kinh doanh 2020  lần thứ VII tại TP.HCM với chủ đề
Forbes Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh doanh 2020 lần thứ VII tại TP.HCM với chủ đề "Xuyên qua vùng nhiễu động" thu hút nhiều doanh nghiệp hàng đầu tham gia. Ảnh: Xuyến Kim

Diễn đàn bao gồm các phiên thảo luận và trình bày như “Phác họa tương lai”, “Thích ứng với thực tế mới”, “Chuẩn bị cho một thế giới hậu COVID”, “Thúc đẩy nền kinh tế không tiếp xúc” và “Cơ hội ở làn sóng thứ tư”. Theo đó, trong khi kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn suy thoái do COVID-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cuối tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu giảm 4,9% trong năm 2020, nghiêm trọng hơn mức 3% đưa ra cách đó chỉ hai tháng. Tổ chức này cũng ước tính GDP hai đầu tàu kinh tế thế giới, Mỹ và EU đều giảm lần lượt 8% và 10,2%, mức cao nhất trong lịch sử…

Cho đến nay, kinh tế Việt Nam cũng chịu suy giảm chung dù tăng trưởng ở mức cao trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, với mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư, tác động từ những yếu tố bất ổn bên ngoài sẽ có độ trễ đến thương mại và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư.

Bên cạnh thách thức, Việt Nam cũng có những cơ hội lớn với sự dịch chuyển của làn sóng đầu tư khỏi Trung Quốc và các hiệp định thương mại mới được phê chuẩn.

 Ông II-Dong Kwon, Tổng Giám đốc BCG Việt Nam phát biểu trong Diễn đàn kinh doanh 2020. Ảnh: Xuyến Kim
 Ông II-Dong Kwon, Tổng Giám đốc BCG Việt Nam phát biểu trong Diễn đàn kinh doanh 2020. Ảnh: Xuyến Kim


Phát biểu "Phác họa tương lai" tại hội nghị , ông II-Dong Kwon, Tổng Giám đốc BCG Việt Nam cho biết: "Từ quý II/2020 một số loại thuốc điều trị được cấp phép và quý IV/2021 các loại vắc xin được phân phối rộng rãi".

Tuy nhiên, trước khi tiêm chủng vắc xin rộng rãi, các doanh nghiệp cần linh hoạt và đổi mới mô hình kinh doanh có thể kéo dài 1-2 năm. Ở Việt Nam, các ngành cũng chịu tác động khác nhau. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là các ngành nghệ thuật và giải trí, du lịch và vận tải. Nằm ở mức ổn định và tăng cao liên quan đến lĩnh vực công nghệ, điện tử.

Tổng Giám Đốc BCG thông tin: "Hiện, các doanh nghiệp đang phục hồi lại với chuyển biến tích cực. Có thể kể đến là ở ngành chế biến chế tạo, doanh số bán lẻ (không bao gồm ô tô và nhiên liệu) đã tăng trở lại về mức trước COVID-19 ở các quốc gia.

Kết quả phân tích của BCG trên khoảng 900 doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P Global 1200 cho thấy, có 41% doanh nghiệp tham gia tin rằng tăng trưởng sẽ quay lại; 28% doanh nghiệp cho rằng sẽ thiếu tài chính vững mạnh trong tương lai... Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhận định lợi thế cạnh tranh sẽ đến từ sự linh hoạt của doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số...

Ông cũng khẳng định, dù tình hình COVID-19 ảnh hưởng kinh tế nhưng đây cũng tạo ra nhiều cơ hội mới. Một trong những doanh nghiệp vượt khó thành công sau những đợt "chồi sụt", khủng hoảng mà ông II-Dong Know nhắc đến như Amazon, Công ty Hóa dầu, Alibaba.

Trong phần thảo luận của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về câu chuyện "Thích ứng với thực tế mới", ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Viettravel cho rằng: "Để khắc phục được tình hình kinh tế trước những diễn biến phức tạp của COVID-19, doanh nghiệp cần tập trung khai thác nội địa, chọn một lĩnh vực quan trọng nhất để đầu tư. Bên cạnh đó, họ phải giữ chặt túi tiền của mình".

"100 triệu dân Việt Nam không phải là một thị trường nhỏ", vị chủ tịch khẳng định. Ông thông tin thêm, ngày 14/12 nhân kỷ niệm 25 thành lập Viettravel, đơn vị sẽ khởi hành chuyến bay đầu tiên trong nước.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành trong phần trình bày
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành trong phần trình bày "Chuẩn bị cho thế giới hậu COVID-19". Ảnh: Xuyến Kim.

Thúc đẩy kinh tế không tiếp xúc

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng mặt tích cực là góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự dịch chuyển hành vi mua sắm, tiêu dùng trên internet, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc. Đặc biệt, những nền kinh tế phát triển thương mại điện tử và thanh toán không tiền mặt đã tăng trưởng nhanh nhất từ trước tới nay.

Cụ thể, chuẩn bị cho một thế giới hậu COVID-19, ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam cho hay, trong trung hạn, nhiều doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư ra nước ngoài sẽ chú trọng đầu tại thị trường nội địa hơn. Người lao động toàn cầu lo ngại về "túi tiền" của mình, nên sức mua của người tiêu dùng vẫn yếu.

Trong bối cảnh này, ông Nguyễn Xuân Thành, dự báo đối với triển vọng kinh tế Việt Nam thì đầu tư công vẫn cần là một động lực chính cho tăng trưởng trong năm 2021. Trong bối cảnh lạm phát thấp, đầu tư tư nhân sẽ được thúc đẩy nếu lãi suất tiếp tục giảm. Riêng về tiêu dùng dân cư thì khả năn tăng cao trở lại là chưa chắc chắn.

Ông cho biết, năm nay số lượng người lao động tại các công ty đã giảm hơn 2%.

Đánh giá về triển vọng của bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2020, chuyên gia nhận xét: "Ở lĩnh vực thiết bị máy móc, nếu Trung Quốc bị chịu xử phạt thuế nặng từ Hoa Kỳ thì Việt Nam xuất khẩu lại tăng mạnh đến 23%".

Điều này thể hiện, thực tế Việt Nam tiếp tục hưởng lợi. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm giúp tăng thặng dư cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó, cho thấy cơ hội phục phồi kinh tế là có thể đạt được.

Để nắm bắt cơ hội từ sự phân bổ lại của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và chinh phục thị trường, các chuyên gia đồng quan điểm rằng, các tiêu chí doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn chuyển dịch chuỗi giá trị sản xuất là nguồn lực sẵn có, chính sách của chính phủ nội địa, cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, Việt Nam có thế mạnh khi kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và những chính sách mở cửa thị trường phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế toàn cầu.

Một số chuyên gia dẫn chứng cụ thể, Việt Nam là một điểm đến đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước do dù phòng chống dịch COVID-19 nhưng Chính phủ vẫn hỗ trợ thúc đẩy hơn là kiềm hãm phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, giai đoạn hậu dịch COVID-19, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện đa dạng hóa thị trường nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi thị trường biến động.

Đặc biệt, một doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư thì họ rất quan tâm đến tình hình ổn định chính trị-xã hội, con người và tiềm năng thị trường lao động... Đây là những yếu tố giúp Việt Nam có năng lực cạnh trạnh trong thu hút làn sóng đầu tư, đồng thời không thể phủ nhận làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng.

Diễn đàn Kinh doanh 2020 (Business Forum 2020) do Forbes Việt Nam tổ chức quy tụ hơn 400 khách tham dự, là các chuyên gia kinh tế, chủ tịch và giám đốc điều hành các doanh nghiệp.. Các diễn giả cùng thảo luận về các cơ hội và thách thức trong kinh doanh trước tình hình kinh tế thế giới bất ổn. Sự kiện cũng vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Forbes Việt Nam cũng sẽ tổ chức lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020 theo danh sách do Forbes Việt Nam bình chọn và công bố vào tháng 6/2020.

Đây là lần thứ tám Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này và ghi nhận nhiều kỷ lục mới. Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty vào danh sách đạt 138.705 tỷ đồng, tăng 8,7% so với danh sách công bố năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.

Sự phát triển vượt bậc của khối kinh tế tư nhân tiếp tục được ghi nhận trong danh sách năm 2020. Các công ty tư nhân đầu ngành như Vingroup, Masan Group, Techcombank, VPBank, Hòa Phát, Thế Giới Di Động… tiếp tục có một năm tăng trưởng, phần lớn lợi nhuận vươn lên các cột mốc mới.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement