Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đoàn Thị Hương được thay đổi tội danh, có thể thoát án tù

Chính sách - Hạ tầng

01/04/2019 07:19

Đoàn Thị Hương hiện là nghi phạm duy nhất còn bị xét xử tại Malaysia trong vụ sát hại công dân Triều Tiên tại sân bay Kuala Lumpur năm 2017.

Theo Reuters, phía công tố viên đề nghị thay đổi tội danh, sẽ truy tố Đoàn Thị Hương tội "cố ý gây thương tích bằng biện pháp nguy hiểm", thay cho tội danh giết người. 

Theo Bộ luật Hình sự của Malaysia, điều 324 về tội danh "cố ý gây thương tích bằng vũ khí hoặc biện pháp nguy hiểm" có hình phạt là án tù tối đa 10 năm, hoặc bị phạt tiền, hoặc bị phạt roi, hoặc một phán quyết kết hợp hai trong các hình phạt trên.

Các "biện pháp nguy hiểm" được mô tả trong Bộ luật Hình sự Malaysia bao gồm gây thương tích bằng cách dùng súng bắn, đâm hoặc cắt, hoặc sử dụng bất kỳ loại vật dụng nào được xem là vũ khí có khả năng gây chết người. Các phương tiện gây án cũng có thể bao gồm chất gây cháy hoặc hợp chất hóa học gây nguy hiểm đến cơ thể con người hay thậm chí cả việc sử dụng động vật để gây hại cho người khác.

Tuy nhiên, theo Sky News, việc thay đổi tội danh vẫn chưa được thông báo chính thức trước tòa.

Đoàn Thị Hương được đưa tới tòa vào sáng 1/4. Ảnh: AFP.
Đoàn Thị Hương được đưa tới tòa vào sáng 1/4. Ảnh: AFP.

Nguồn tin của Zing.vn cho biết Hương đã chấp nhận tội danh mới. Trước đó, luật sư của cô cũng cho biết nhiều khả năng Hương sẽ nhận tội này và xin được hưởng khoan hồng.

Salim Bashir, một luật sư đại diện cho Đoàn Thị Hương, nói rằng "rất có thể cô sẽ chấp nhận cáo buộc thay thế... và cô được thả tự do trong hôm nay".

Sau khi phía công tố viên trình bày với đội luật sư biện hộ về cáo buộc mới, Đoàn Thị Hương đã nở nụ cười và nói mình cảm thấy "hạnh phúc".

Theo Reuters, các công tố viên thông báo trước tòa rằng họ thay đổi tội danh cho Hương sau khi cân nhắc các thư khiếu nại của đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, cũng như từ đoàn luật sư biện hộ cho bị cáo.

Công tố viên Iskandar Ahmad cho biết việc đề xuất tội danh với mức phạt thấp hơn cho Hương là chỉ đạo của Tổng chưởng lý Tommy Thomas. Các luật sư của Hương trong thời gian qua liên tục kêu gọi tổng chưởng lý Malaysia đối xử công bằng giữa hai bị cáo của nghi án ám sát Kim Jong Nam.

Phiên tòa đã được tạm hoãn để các luật sư tham vấn và xin ý kiến của Hương.

Trước đó, Đoàn Thị Hương có phiên đối chất biện hộ tại Tòa Thượng thẩm Shah Alam, Malaysia, liên quan đến nghi án ám sát công dân Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol vào ngày 13/2/2017 ở sân bay Kuala Lumpur. Nạn nhân được cho là Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Tham dự phiên tòa có đoàn Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Lê Quý Quỳnh dẫn đầu, ông Đoàn Văn Thạnh - bố đẻ của bị cáo, cùng đại diện cộng đồng người Việt tại Malaysia. Tại phiên tòa ngày 14/3 vừa qua, tòa án đã bác đơn yêu cầu thả tự do cho Đoàn Thị Hương.

Ngay sau đó, luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương đã lần thứ hai viết đơn gửi Bộ Tư pháp và Tổng Chưởng lý Malaysia, tiếp tục đề nghị phía Malaysia thả tự do cho Đoàn Thị Hương như quyết định đã đưa ra đối với nghi can người Indonesia Siti Aisyah trước đó. 

Dự kiến, trong sáng 1/4, tòa Thượng thẩm Shah Alam sẽ đưa ra quyết định có thả nghi can Đoàn Thị Hương hay không. Trước đó, luật sư của Đoàn Thị Hương đã có đơn đề nghị Bộ Tư pháp và Tổng Chương lý Malaysia thả Đoàn Thị Hương sau khi nghi can người  Indonesia Siti Aisyah được thả vào ngày 11/3 vừa qua.

Phiên tòa tiếp tục nhận được sự quan tâm của báo giới. Ước tính có khoảng 100 phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin về phiên xét xử.

Trong phiên tòa hồi tháng 8/2018, Tòa án cấp cao Malaysia tuyên bố đã thu thập đủ bằng chứng bị cáo Siti Aisyah, 26 tuổi, cùng bị cáo người Việt Nam Đoàn Thị Hương và 4 nghi phạm khác người Triều Tiên hiện vẫn đang lẩn trốn đã tham gia "một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng" nhằm sát hại ông Kim Chol.

Trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có nhiều nỗ lực để thực hiện công tác bảo hộ công dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các tù nhân. Đối với những vụ án điển hình, như vụ Đoàn Thị Hương, Đại sứ quán luôn theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến liên quan và hỗ trợ các luật sư bào chữa cho bị cáo ở mức cao nhất có thể.

Trước đó, Tổng chưởng lý Malaysia đã bất ngờ hủy cáo buộc đối với đồng bị cáo trong vụ án là Siti Aisyah, công dân Indonesia, vì lý do "giữ quan hệ tốt đẹp giữa hai nước". Siti được trả tự do vào ngày 11/3, sau khi phía công tố viên đọc thông báo mở đầu phiên đối chất của Đoàn Thị Hương.

Đoàn Thị Hương được thay đổi tội danh, có thể thoát án tù

Các luật sư của Hương đã gửi đơn khiếu nại cho Tổng chưởng lý Tommy Thomas, đề nghị đối xử công bằng giữa hai bị cáo và rút cáo buộc cho Đoàn Thị Hương.

Tuy nhiên, khi phiên tòa được nối lại ba ngày sau đó, phía công tố viên thông báo từ chối đề nghị trả tự do cho Hương mà không nêu rõ lý do, khiến đoàn luật sư bức xúc cho rằng quyết định này là không công bằng.

Phiên tòa được hoãn đến ngày 1/4 vì Đoàn Thị Hương không đảm bảo sức khỏe và tâm lý để tiếp tục đối chất.

Nhóm luật sư đã gửi thư lần hai cho Tổng chưởng lý Thomas khẳng định không thể có sự phân biệt đối xử giữa Hương và Siti. Cả hai đều bị đánh lừa tham gia một chương trình truyền hình thực tế, không ý thức hành động của mình dẫn đến cái kết của người mang hộ chiếu Kim Chol.

Sau phán quyết trả tự do cho nghi phạm Indonesia, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long chiều 12/3 đã gửi thư cho Tổng Chưởng lý Malaysia để đề nghị xem xét trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Bộ trưởng đề nghị Tổng chưởng lý Thomas xem xét trên cơ sở đối xử pháp luật công bằng, phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đối tác chiến lược giữa hai nước.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp Malaysia cũng đề cập phiên tòa của Đoàn Thị Hương.

Bộ trưởng khẳng định lãnh đạo cấp cao và dư luận Việt Nam hết sức quan tâm đến quá trình xét xử cũng như kết quả vụ việc này và đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương.

Đoàn Thị Hương được thay đổi tội danh, có thể thoát án tù

Quyết định của ông Thomas sẽ được các công tố viên công bố trong phiên tòa ngày 1/4. Nếu đơn tiếp tục bị bác, Hương sẽ phải bước vào phần biện hộ sau hai lần trì hoãn vì lý do sức khỏe. Cô gần như suy sụp hoàn toàn trong phiên tòa hôm 14/3.

Ông Abdul Fareed Abdul Gafoor, tân chủ tịch Liên đoàn Luật sư Malaysia, nói Tổng chưởng lý Thomas cần phải giải thích tại sao không hủy bỏ cáo buộc với Đoàn Thị Hương, dù ông không có nghĩa vụ phải làm điều này. Ông Abdul Fareed cho rằng việc hai người bị truy tố cùng một tội danh nhưng chỉ một người được thả là điều bất thường.

"Vụ việc đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Có rất nhiều câu hỏi về việc tại sao một người được thả và cáo buộc với cô ấy được rút lại, trong khi người còn lại vẫn bị truy tố", ông Abdul Fareed nói trong một cuộc họp báo hôm 16/3, theo The Star Online.

Trong khi đó, nghị sĩ Ramkarpal Singh, chủ tịch cục pháp lý của đảng Hành động Dân chủ Malaysia (DAP), cho rằng Hương có quyền hiến định được đối xử tương tự Siti Aisyah vì cô là đối tượng được pháp luật bảo vệ một cách công bằng.

"Việc bắt Đoàn (Thị Hương) tiếp tục phần biện hộ còn người cũng bị cáo buộc như cô ấy thì không là điều chưa từng có tiền lệ và rất đáng tiếc", ông Singh nhận định, cho rằng cáo buộc với Hương phải bị hủy nếu Tổng chưởng lý Thomas tin "Triều Tiên nhúng tay" vào vụ sát hại, theo New Straits Times.

"Người ta nói là tổng chưởng lý đã chuẩn y đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp Indonesia, Yasonna Laoly, về việc hủy cáo buộc với Siti Aisyah trên cơ cở rằng Triều Tiên đứng sau vụ sát hại", ông nói.

Có những chỉ trích tại Malaysia cho rằng chính phủ đã để nước ngoài can thiệp nội bộ trong việc đột ngột thả công dân Indonesia. Ngoài ra, việc đối xử khác nhau với hai bị cáo cũng đặt ra câu hỏi về uy tín của nền tư pháp Malaysia, theo các luật sư.

"Điều này đe dọa hệ thống tư pháp của Malaysia. Không thể chấp nhận công lý 'kiểu này' tại một đất nước như Malaysia", ông Hisyam nói, cho rằng nền tư pháp đất nước "đang đứng trước thử thách".

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement