Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc vẫn tràn lan trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồ chơi trẻ em không nhãn mác, không nguồn gốc. Tình hình này khiến cho nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại.

Khảo sát các cửa hàng kinh doanhđồ chơitrẻ em tại Q.5, Q.6, Q.Phú Nhuận cho thấy đa số các mặt hàng đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất (chiếm 80-90%). Những sản phẩm này khá đa dạng chủng loại, được trẻ em yêu thích như: siêu nhân, bộ trò chơi xếp hình, môtô... chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc.

Việc kinh doanh các sản phẩm đồ chơi bạo lực như súng, kiếm... không còn công khai như trước song nếu có nhu cầu, nhiều cơ sở sẵn sàng cung cấp với số lượng lớn.

Hiện nay thị trường đồ chơi dành cho trẻ em còn bát nháo khó quản lý. Ảnh minh họa (Internet).
Hiện nay thị trường đồ chơi dành cho trẻ em còn bát nháo khó quản lý. Ảnh minh họa (Internet).

Đồ chơi nhãn mác Trung Quốc, không rõ nguồn gốc

Theo phản ánh từ báo Tiền Phong mới đây, có tới gần chục sạp bán đồ chơi trẻ em bày trên vỉa hè với hàng ngàn sản phẩm đủ chủng loại, từ các con thú nhựa, xe đua, đồ chơi nấu ăn đến các loại kiếm, súng nhựa… giá từ 10.000 – 30.000 đồng/món tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2.

Điều đáng lo ngại là nhiều đồ chơi trong số này có chữ Trung Quốc trên bao bì, còn phần lớn là đồ chơi không có bao bì, nhãn mác.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết rằng những món đồ chơi được bày bán tràn lan không nhãn mác nhưng nhưng vì chìu con nên mua đại. Thậm chí, nhiều người bán đồ chơi còn đem đến tận nơi, dí tận tay trẻ nên dù phụ huynh không muốn mua cũng không thể từ chối.

Phát biểu trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Bách – Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết, tuy kiểm tra, xử lý nhiều nhưng hiện nay vẫn có một số đối tượng kinh doanh đồ chơi trẻ em không nhãn mác, không rõ nguồn gốc trên vỉa hè trước cổng một số bệnh viện nhi, cổng trường học, công viên... Họ buôn bán không có địa điểm cố định, số lượng hàng hóa ít, trị giá thấp nên khi phát hiện có cơ quan kiểm tra thì họ gom lại chạy chỗ khác bán hoặc chờ khi không có cơ quan kiểm tra thì bày bán, nếu có bị kiểm tra, xử phạt thì thường không thực hiện việc nộp phạt.

Hiểm họa khôn lường

Trên báo Lao động Thủ đô, đại diện Đội Quản lý thị trường số 11 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội từng khuyến cáo về việc nhiều sản phẩm đồ chơi Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho trẻ em. Do vậy, phụ huynh nên kiểm soát kỹ việc mua đồ chơi cho trẻ, đặc biệt là ở cổng các trường học, bệnh viện.

Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam) công bố đầu tháng 12/2015, kết quả kiểm nghiệm các miếng dán sticker cho thấy, hàm lượng chất phthalate (đặc tính là chất thuộc nhóm hóa dẻo thường được dùng làm keo dán, túi nilon, nhựa) vượt ngưỡng cho phép hơn 100 lần.

Đây là một loại hoá chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ em bằng cách tiếp xúc qua da, qua đường miệng, đường hô hấp, có khả năng là tác nhân khiến bé gái dậy thì sớm và gây vô sinh ở bé trai.

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement