Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều tra vụ mất 15 tỷ đồng sau cuộc gọi video với 'Cục trưởng' Bộ Công an

Nóng trong ngày

20/04/2023 11:21

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP.HCM đang điều tra vụ việc ông L. (sinh năm 1952, ngụ TP.HCM) trình báo bị mất gần 15 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi video của người xưng là "Cục trưởng" Bộ Công an.

Sáng 17/4, ông L. nhận cuộc gọi nên bắt máy và đầu dây bên kia xưng là cán bộ Công an. Người này nói ông L. dính tới đường dây tội phạm và Công an có lệnh bắt giam ông. Ông L. thanh minh thì cán bộ Công an gọi video call để nói chuyện. Ông L. nhìn thấy cán bộ Công an cùng lệnh bắt giam mình nên hoảng sợ. Cán bộ Công an nói sẽ chuyển máy với lãnh đạo Bộ Công an để làm việc với ông L.

Ít phút sau, ông L. nhận được điện thoại với đầu số 034… xưng là Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an. "Cục trưởng" cũng gọi video call và nói ông L. dính vào vụ án cần xác minh tài khoản đang sở hữu ở ngân hàng Vietcombank, yêu cầu ông phải kê khai, chuyển tiền để điều tra. Nếu ông L. không liên quan, "Cục trưởng" nói sẽ trả lại.

Điều tra vụ mất 15 tỷ đồng sau cuộc gọi video với 'Cục trưởng' Bộ Công an - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tin lời, ông L. ra ngân hàng chuyển 6 tỷ đồng vào số tài khoản mà "Cục trưởng" cung cấp. Ngay khi ông L. chuyển tiền, Cục trưởng gọi nói ông L. phải đi mua điện thoại, sim mới đăng ký với ngân hàng; đồng thời hướng dẫn ông cài app "Cổng thông tin điện tử Bộ Công an" để khai báo họ tên, căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, tên đăng nhập, mật khẩu…

Ngày 18/4, ông L. nhận được điện thoại của "Cục trưởng" yêu cầu ra ngân hàng chuyển tiền để kiểm tra. Ông L. tiếp tục chuyển thêm hơn 8 tỷ đồng vào tài khoản của "Cục trưởng" cung cấp. Nhưng lần này đợi mãi không thấy "Cục trưởng" gọi lại và trả tiền nên ông L. nghi ngờ và đi hỏi người thân, theo TTXVN.

Ông L. cùng người thân tới ngân hàng kiểm tra thì phát hiện tổng số tiền trong tài khoản gần 15 tỷ đồng của ông L. đã được chuyển tới 4 tài khoản ngân hàng khác nhau. Lúc này nạn nhân mới biết mình bị lừa và trình báo cơ quan Công an.

Trước đó, ngày 1/4 , chị Phạm T. (Nha Trang) nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook mẹ ruột nhờ chuyển 8,7 triệu đồng đến một tài khoản lạ. Bằng các thủ thuật đổi mặt, giả giọng nói bằng AI (deepfake), kẻ gian đã thành công giả mạo mẹ của nạn nhân khi gọi video để tạo lòng tin.

"Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân sẽ không chuyển khoản đến người lạ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thế nhưng người nhờ giúp lại là mẹ nên tôi khó lòng từ chối", chị T. chia sẻ.

Theo chị T, cuộc gọi video chỉ kéo dài chưa đến 30 giây, chất lượng hình ảnh cũng không tốt nhưng vẫn đủ để nạn nhân nhận ra gương mặt và giọng nói của mẹ. Vì vậy chị T. nhanh chóng chuyển 8,7 triệu đồng đến tài khoản đã được chỉ định.

Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo tiếp tục yêu cầu chị T. chuyển thêm 16 triệu đồng cho "một người quen". Nạn nhân dần nhận thấy có dấu hiệu bất thường vì vậy nhanh chóng liên lạc với phụ huynh và phát hiện tài khoản Facebook trên đã bị hack, cuộc gọi video, giọng nói và hình ảnh đều được làm giả một cách tinh vi, theo Zing.

"Họ dùng Facebook của mẹ tôi, gọi video với giọng và hình ảnh của bà ấy nên tôi không nghĩ bị lừa. Đến khi liên lạc về nhà tôi mới biết tài khoản đã bị hack", chị T. cho biết thêm.

Thời gian gần đây, Công an TP.HCM đã phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả là cán bộ cơ quan chức năng (cán bộ Công an, cơ quan thuế...) hoặc người thân, quen của nạn nhân bằng công nghệ Deepfake để giả dạng hình ảnh và giọng nói, thực hiện video call với nạn nhân để tạo sự tin tưởng.

Trong lúc video call, bằng nhiều thủ đoạn, đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân thực hiện nhìn thẳng, nghiêng trái, nghiêng phải... Bên cạnh đó, đối tượng sẽ ghi lại video và dùng nó để mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử đứng tên nạn nhân.

Công an TP.HCM một lần nữa khẳng định, Cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra, sẽ làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo gửi đến chính quyền, cá nhân, tổ chức đó, tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội. Khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nhanh chóng trình báo cơ quan Công an gần nhất để xử lý theo đúng pháp luật.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement