Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon
img

Ngôi sao", "điều thần kỳ" là những từ mà truyền thông quốc tế dùng để nói về Việt Nam và thành quả phòng chống Covid-19, giữa bối cảnh diễn biến dịch trên thế giới vẫn phức tạp.

Tính tới hết ngày 28/1, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 100 triệu trường hợp, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.

Đa phần các quốc gia, ở cả 5 châu lục, vẫn tiếp tục vật lộn trong cuộc chiến kiểm soát đại dịch lây lan. Tình hình cuối năm 2020 và đầu năm 2021 càng thêm phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng mới được cho là có khả năng phát tán mạnh hơn trước.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 2

Trong bối cảnh ấy, Việt Nam tiếp tục là một trong số ít các quốc gia chứng tỏ khả năng ứng phó hiệu quả, kiểm soát thành công sự lây lan của dịch bệnh.

Nhiều kênh truyền thông quốc tế nhận định Việt Nam trở thành điểm sáng trong cuộc chiến chống virus corona, được các nước đối tác tán dương.

the-gioi-noi-gi(1).jpg

Đầu năm 2020, chủng mới của virus corona bùng phát mạnh ở Vũ Hán và nhanh chóng lây lan khắp Trung Quốc. Chỉ trong vài tuần, số ca nhiễm bệnh lên đến hàng chục nghìn. Tới cuối tháng 1/2020, những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

Sau khi phát hiện những ca nhiễm virus corona đầu tiên và xác định xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc là ổ dịch, Việt Nam quyết định phong tỏa toàn xã từ ngày 13/2/2020.

Tới ngày 22/3/2020, Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài, sau khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát mạnh tại châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 4

"Việt Nam là tấm gương điển hình với các nước khác vì đã hành động nhanh chóng và toàn diện. Đây là điều chúng ta cần được thấy ở tất cả các nước", bà Maria Van Kerklove, chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới WHO, nhận xét.

Trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên, Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng 300 ca dương tính với virus corona, tất cả các bệnh nhân đều được điều trị hồi phục.

Tới nay, số ca nhiễm virus ở Việt Nam là 1.537, trong đó 35 bệnh nhân tử vong. Đa phần các ca lây nhiễm đều là người trở về từ nước ngoài.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 3/8/2020, Giám đốc Điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Michael Ryan đánh giá Việt Nam từ lâu đã phát triển một hệ thống toàn diện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.

Ông Ryan cho rằng Chính phủ Việt Nam nhanh chóng triển khai các hành động ứng phó với sự xuất hiện trở lại của dịch Covid-19, và Việt Nam cũng làm tất cả những gì tốt nhất để dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng hơn.

Kết quả ấn tượng của Việt Nam nhận được sự tán dương từ ngay cả những nước có nền y học phát triển nhất thế giới.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhận định Covid-19 là thách thức và thảm họa toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng bị chặn đứng ở Việt Nam.

"Theo tôi, Việt Nam hẳn là nước chống dịch tốt nhất trên thế giới. Đây là thành quả ấn tượng, khiến chúng tôi cảm thấy tự hào khi đóng vai trò đối tác với Việt Nam trong suốt thời gian qua", Đại sứ Kritenbrink trả lời Zing.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 5

Trong khi đó, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti cho rằng quá trình ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19 cho thấy năng lực của chính phủ Việt Nam trong xử lý khủng hoảng y tế ở mức độ toàn cầu.

"Năm nay đặc biệt khó khăn vì Covid-19. Việc tôi ở đây được coi là may mắn 'xa xỉ', khi so sánh với châu Âu và các nơi khác trên thế giới, vì dịch đã được kiểm soát ở Việt Nam. Khi tôi nhìn lại 12 tháng qua, tôi nghĩ Việt Nam trở thành ví dụ tốt về đối phó với dịch", Đại sứ Aliberti nói.

Một quan chức ngoại giao khác đến từ châu Âu là bà Emily Hamblin, tân Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM. Bà Hamblin đã trải qua nhiều đợt cách ly xã hội tại một số nơi như Pháp và Anh, tổng thời gian kéo dài đến 6 tháng, trước khi được bổ nhiệm tới Việt Nam.

"Tôi cảm kích việc chính quyền Việt Nam khống chế đại dịch Covid-19 hiệu quả. Việc chuyển đến Việt Nam và có cơ hội di chuyển tự do để khám phá văn hóa và con người nơi đây thật sự rất tuyệt vời", Tổng lãnh sự Hamblin nói với Zing.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 6

Thành công trong kiểm soát đại dịch mang tới cơ hội để Việt Nam phát triển "mạnh mẽ hơn" nền kinh tế, theo ông Masataka Fujita, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN - Nhật Bản.

"Đây là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện cách nước này trở nên mạnh mẽ hơn", ông Fujita nói.

Trong khi đó, Trợ lý giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Helge Berger ca ngợi các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, truy vết nhanh chóng nguồn lây bệnh là chìa khóa cho thành công của Việt Nam.

"Các nước ở châu Á, ví dụ như Việt Nam, cho thấy khả năng đối phó với đại dịch dù chưa có vaccine. Thành công này cho phép khôi phục nền kinh tế hoạt động trở lại ít nhất ở mức gần với trạng thái bình thường", ông Berger viết trên tờ The Print.

Chuyên gia của IMF cũng cho rằng các nước có thu nhập thấp có thể học tập kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam để giảm bớt sự phụ thuộc vào vaccine.

znews-photo-zadn-vn_vn_covid_m_sub_1(1).jpg

Trong khi các quốc gia vật lộn với số ca mắc Covid-19 mới liên tiếp lập kỷ lục qua từng ngày, Việt Nam thành công kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, cả về số người nhiễm bệnh và số ca tử vong.

Và cái tên Việt Nam trở thành "câu chuyện thành công" trên truyền thông quốc tế.

BBC miêu tả Việt Nam nhanh chóng triển khai những biện pháp mà các nước khác cần tới nhiều tháng để xem xét thực thi, như hạn chế di chuyển, giám sát chặt và cuối cùng là đóng cửa biên giới.

"Việt Nam phản ứng rất nhanh chóng, theo cách mà khi đó có thể bị xem là thái quá, nhưng sau này lại cho thấy là hợp lý", BBC dẫn lời giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu dịch tễ của Đại học Oxford.

Trên tờ Washington Post, nhà báo Adam Taylor cho rằng Việt Nam mang lại một bài học cho các nước phương Tây về cách đối phó với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

"Dù có đường biên giới dài với Trung Quốc, thu nhập ở mức trung bình thấp, và dân số tới 95 triệu người, Việt Nam trở thành câu chuyện thành công hơn cả trong đại dịch", Washington Post đưa tin về nỗ lực chống dịch của Việt Nam.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 8

The Nation, tạp chí lâu đời nhất của Mỹ, nhận xét "có nhiều bài học từ thành công của Việt Nam" trong đại dịch Covid-19. Phân tích các nguyên nhân, The Nation cho rằng Việt Nam đã có tâm lý chuẩn bị sớm, giống các nước châu Á khác.

“Cách tiếp cận của Việt Nam không phải xét nghiệm diện rộng như các nước phương Tây cố hướng đến”, Nation nhận định, “mà là chiến lược chủ động giảm thiểu số ca nhiễm”.

Trong khi đó, tháng 9/2020, tờ Telegraph của Anh có bài viết "Làm thế nào Việt Nam đánh bại làn sóng dịch bệnh thứ hai".

Nội dung bài viết nhấn mạnh các biện pháp linh hoạt mà chính phủ Việt Nam áp dụng ở các địa phương có dịch, và điều này giúp không để làn sóng nhiễm bệnh hồi mùa hè bùng phát trên cả nước.

"Sau khi kiểm soát thành công đợt bùng phát đầu tiên vào tháng 3 và tháng 4, Việt Nam giờ có thể tự hào vì đánh bại virus corona lần thứ hai", bài viết trên tờ Telegraph có đoạn.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 9

Tạp chí Economist xếp Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn để phát triển sau đại dịch nhờ những thành công trong kiểm soát Covid-19.

“Việt Nam nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Nền kinh tế chịu những tổn thất nhất định, nhưng đang lấy lại phong độ nhanh hơn hầu hết quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng dương trong năm nay”, bài viết nhận xét.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 10thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 11

Cùng quan điểm, New York Times cho rằng trong khi đa phần các quốc gia tăng trưởng âm, việc sớm khôi phục hoạt động kinh tế giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Tờ báo của Mỹ miêu tả Việt Nam là "điều thần kỳ" tại châu Á, như cách Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan từng làm được trong quá khứ.

"Có những nguy cơ trên con đường phát triển, nhưng vào lúc này, Việt Nam giống như một điều thần kỳ đang vươn mình tới thịnh vượng", bài viết của New York Times có đoạn.

Về triển vọng phát triển trong năm 2021, tờ Nikkei Asia của Nhật Bản dự báo “Việt Nam sẽ dẫn đầu 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN về tăng trưởng”.

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021 ở mức 6,1%. Đây là con số cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 12

Ngân hàng Thế giới (WB) có cái nhìn thậm chí lạc quan hơn về viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2021 với mức tăng trưởng 6,8%.

"Việt Nam có cơ hội phát triển xanh hơn, thông minh hơn, toàn diện hơn, nhằm tăng cường khả năng chống chịu với đại dịch và các thảm họa tự nhiên", bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia của WB ở Việt Nam, nhận xét.

Trong khi đó, bà Era Dabla Noris, Trưởng văn phòng IMF tại châu Á - Thái Bình Dương, nhận định Việt Nam sẽ nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2021 nhờ thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

IMF dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%, lạm phát được giữ ở mức 4%.

thanh cong chong dich cua Viet Nam anh 13

Trong báo cáo mới nhất công bố đầu tháng 1, Fitch Resolution nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 lên mức 8,6%.

"Kết quả này đến từ việc ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát của Covid-19 trong nước, và xuất khẩu bùng nổ sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)", báo cáo của Fitch cho biết.

"Ngôi sao đang lên tại châu Á" là cách Irvin Seah, chuyên gia kinh tế kỳ cựu của tập đoàn dịch vụ tài chính DBS Group, gọi Việt Nam trong một báo cáo kinh tế.

Ông Seah tin rằng các nền tảng kinh tế mạnh mẽ cùng chính sách được xây dựng hợp lý bảo đảm triển vọng tích cực dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng trên 6% trong năm 2021 sẽ củng cố danh hiệu "ngôi sao đang lên tại châu Á" của Việt Nam, South China Morning Post nhận định.

"Về quy mô nền kinh tế, Việt Nam được kỳ vọng sẽ gia nhập hàng ngũ một số nền kinh tế tương đối phát triển hơn tại khu vực trong vài thập kỷ tới", ông Seah nhận xét.

Đầu tháng này, Economist cũng đưa tin Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành điểm đến hấp dẫn đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và là trung tâm sản xuất có chi phí hợp lý trong chuỗi cung ứng tại châu Á.

Ivan V. Small, chuyên gia từ Viện nghiên cứu Yusof Ishak (ISEAS), cho rằng tăng trưởng của Việt Nam sẽ càng được đẩy mạnh khi ngành dịch vụ hồi sinh sau đại dịch.

Xuất khẩu nông nghiệp và hàng hóa, gồm mọi mặt hàng từ điện thoại thông minh, vi mạch, thiết bị điện tử, cho tới may mặc, giày dép, cà phê, và gạo, cũng sẽ tăng trưởng nhanh.

Các chuyên gia có chung nhận định sự cạnh tranh về thương mại giữa các nước lớn. Hệ quả là các nhà đầu tư nước ngoài đa dạng hóa điểm điểm thiết lập nhà máy sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hưởng lợi trong xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại khu vực.

"Việt Nam chắc chắn là nước hưởng lợi chủ chốt", ông Seah nói, đồng thời nhận định xu thế trên sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.

Đối với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết trong vài năm gần đây như EVFTA và RCEP, ông Small tin rằng những văn kiện này sẽ tạo ra nhiều cơ hội, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế khu vực.

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ