Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều hành linh hoạt với tín dụng bất động sản

Ngân hàng

22/02/2021 13:55

Nhiều ngân hàng đã quay trở lại cho vay bất động sản (BĐS) nhiều hơn trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Để hiểu rõ hơn câu chuyện tín dụng BĐS, phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xoay quanh vấn đề này.

- Ông có thể cho biết, thực trạng cho vay BĐS trong năm 2020?

- Ngay từ đầu năm 2020, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. Tại Chỉ thị số 01, 02 NHNN đã chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

i-ndh-vn_2129-nguyen-tuan-anh-nong-nghi-1684-6372-1613968701-1-.jpg
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ NHNN. Ảnh: NHNN.

NHNN đã yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS... Riêng đối với BĐS, NHNN có văn bản yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực BĐS; đặc biệt là đầu tư, kinh doanh BĐS, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng. NHNN cũng yêu cầu TCTD không thực hiện cấp tín dụng đối với các nhu cầu vay vốn để đầu cơ hoặc triển khai thực hiện các dự án tiềm ẩn rủi ro cao. Các ngân hàng tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao, dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu người dân...

Song song với đó, NHNN theo dõi chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS nhất là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh BĐS để kịp thời xử lý. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các TCTD không hạ thấp điều kiện tín dụng, thực hiện xem xét, quyết định cho vay đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ theo quy định pháp luật hiện hành.

Với các giải pháp đồng bộ nêu trên, tín dụng BĐS đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ, tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS tiếp tục xu hướng giảm (2018 là 26,76%; 2019 là 21,53%) và giảm mạnh trong năm 2020 (9,97%). Năm 2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS (ước khoảng 9,97%) thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung (khoảng 12,13%). Do đó, nhận định nhiều ngân hàng chuyển hướng cho vay BĐS là chưa chính xác.

- NHNN đã lùi thời hạn “siết” tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Cùng với đó, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn có xu hướng giảm. Theo ông, diễn biến trên sẽ tác động như thế nào tới thị trường BĐS trong năm 2021?

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết tạo điều kiện cho TCTD hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.

Ngoài chính sách trên, NHNN tiếp tục áp dụng các biện pháp đồng bộ hướng tới các chuẩn mực quốc tế, trong đó tập trung vào các chỉ số an toàn, cả vi mô và vĩ mô, giảm lãi suất cho vay có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng như cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua nhà, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường. NHNN sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng của người dân trong cho vay tiêu dùng, kể cả tiêu dùng BĐS…

Tuy nhiên, lĩnh vực BĐS tiềm ẩn rủi ro, do đó, NHNN luôn theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành một cách chủ động, linh hoạt để tín dụng BĐS tăng trưởng lành mạnh, bền vững.

2034_at4_copy.jpg
NHNN luôn theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành chủ động, linh hoạt để tín dụng BĐS tăng trưởng lành mạnh, bền vững.

- Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS huy động vốn qua kênh trái phiếu. Ngân hàng cũng tham gia mua trái phiếu của doanh nghiệp BĐS. Theo ông thực trạng trên có đáng lo?

- Về phát triển thị trường trái phiếu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ - tín dụng ngân hàng. Trái phiếu là kênh huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp, góp phần làm giảm lệ thuộc vào dòng vốn tín dụng.

Trong năm 2020, giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành có mức tăng đáng kể so với năm trước. Trong đó, ngân hàng cũng là một trong các nhà đầu tư trái phiếu lớn trên thị trường. Sở dĩ có mức tăng trưởng cao như vậy một phần do Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi bổ sung Nghị định số 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1/9/2020 với các điều khoản chặt chẽ hơn. Vì thế, các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu trước thời điểm Nghị định mới có hiệu lực.

Còn như nói ở trên, kinh doanh BĐS là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được Chính phủ chỉ đạo cần kiểm soát chặt chẽ. Do đó, NHNN cũng đã có nhiều văn bản cảnh báo các NHTM rà soát, tăng cường kiểm tra đối với hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến kinh doanh BĐS. Trong quá trình thực hiện, NHNN yêu cầu các NHTM phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Bước sang năm 2021, NHNN sẽ điều hành chính sách tín dụng BĐS như thế nào, thưa ông?

Năm 2021, NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. Đặc biệt là đầu tư, kinh doanh BĐS, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng, tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN sẽ điều hành linh hoạt chính sách tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, phù hợp với định hướng chung và diễn biến thị trường BĐS, góp phần phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh.

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement