17/06/2019 14:22
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn nạp quá nhiều sushi?
Trẻ em, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn sushi, dù ít hay nhiều để tránh những tác dụng phụ có thể gây chết người.
Tăng lượng đường trong máu không mong muốn
Sushi được làm từ cơm trộn giấm kết hợp với các loại thịt, cá, hải sản và rau củ quả tươi. Tùy theo cách chế biến của đầu bếp mà hàm lượng đường trong cơm trộn của sushi sẽ thay đổi, nhưng nhìn chung lượng đường đều sẽ cao hơn gấp 2,3 lần so với mức bình thường.
Do đó, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Wasabi là thành phần không thể thiếu khi bạn thưởng thức các món sushi. Tuy nhiên, nhiều nhà hàng lại sử dụng cải ngựa nhuộm màu thay thế cho wasabi. Loại gia vị nhuộm màu vàng này là chất có thể gây ung thư nếu bạn sử dụng nhiều và kéo dài.
Ngộ độc thủy ngân
Ăn nhiều sushi là một trong các nguyên nhân làm cơ thể suy yếu và tê liệt. Thật vậy, các loại hải sản đại dương như cá ngừ, cá đuôi vàng, cá ngừ vây xanh, tôm hùm đều chứa hàm lượng thủy ngân vượt mức cho phép nhiều lần.
Thủy ngân là sản phẩm phụ thoát ra từ hoạt động đốt than, chất thải công nghiệp và các hoạt động khác của con người. Các loài tảo ở mặt nước hấp thụ thủy ngân từ không khí, khi tảo chết chìm xuống và phân hủy, đồng thời thải ra methyl thủy ngân. Chất độc này theo chuỗi thức ăn trực tiếp đi vào cơ thể cá và gián tiếp vào cơ thể người.
Ngộ độc thủy ngân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ nhỏ, kể cả người trưởng thành.
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Listeria
Bệnh này đặc biệt nguy hiểm nhất đối với những phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh, người già, và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria monocytogenes là bênh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi việc ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, bao gồm cả cá sống. Việc nạp vi khuẩn Literia vào cơ thể có thể phát triển thành bệnh trong khoảng 2 tháng sau đó.
Phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch yếu được khuyến cáo không nên ăn sushi. Các miếng cá, hải sản tươi sống dù đã được lựa chọn và chế biến theo quy trình nghiêm ngặt nhưng cũng không tránh được những ảnh hưởng đến cơ thể. Bạn có thể bị đau đầu, hay quên, co giật, cử động cổ khó khăn. Phụ nữ mang thai có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh có thể bị các dị tật, bệnh lý khác.
Nhiễm khuẩn Salmonella
Nhiễm khuẩn salmonella là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn salmonella, khi bạn ăn phải các loại thực phẩm không được xử lý đúng cách. Có thể ở một khâu nào đó trong dây chuyền xử lý và chế biến thức ăn đã không có sự tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh, chẳng hạn không rửa tay trước khi thái thức ăn.
Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy nhiều trong cá ngừ, kể cả cá tươi sống và cá đông lạnh. Tốt nhất bạn nên chế biến, nấu chín thức ăn để tránh bị nhiễm khuẩn salmonella. Nếu sau khi dùng sushi, bạn cảm thấy đau bụng, cảm sốt thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm vi khuẩn salmonella.
Ngộ độc Histamin
Theo một số liệu được thống kê, có khoảng 38% các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến hải sản là ngộ độc Scombroid (hay còn gọi là ngộc độc Histamin). Đây là dạng ngộ độc do ăn phải những loài cá có họ Scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Nếu cá không được bảo quản, đông lạnh đủ và đúng nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển từ biển khơi vào đất liền, đến cơ sở chế biến, thịt cá sẽ bị biến chất, thối rửa. Khi thịt cá bị biến chất sẽ giải phóng một lượng Histamin rất cao, gây ngộ độc.
Biểu hiện của loại ngộ độc Scombroid bao gồm các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi và dễ nhầm lẫn với dị ứng thủy hải sản. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Ngộ độc chất độc nhân tạo
Chúng ta đã và đang biến đại dương thành bãi chứa chất thải, rác thải trong nhiều thập kỷ qua. Kết quả là, đại dương và các sinh vật sống trong đại dương đang phải gồnh gánh một lượng lớn PCBs, thuốc trừ sâu, các chất độc nhân tạo. Và rồi, chúng ta lại đánh bắt và xơi tái, sống chúng, tấm tắc trước độ tươi ngon của sản vật đại dương. Một độc tố nhân tạo (phân bón) hình thành nên ngộ độc cá biển. Đây là dạng ngộ độc thực phẩm gây ra cho người dùng khi ăn cá rạn san hô nào đó mà xác thịt của chúng đã bị nhiễm độc tố do trùng roi xoắn - loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gây ra.
Những loài tảo và rong biển bị cá ăn, sau đó cá này bị cá ăn thịt lớn hơn ăn và chúng ta lại ăn các loài cá ăn thịt lớn hơn này. Ngộ độc cá biển gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, các triệu chứng về thần kinh, ảo giác, bồn chồn lo lắng. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong một vài năm, trong nhiều năm tùy vào mức độ nạp độc tố và người, chế độ ăn uống của mỗi người.
Sán dây
Các loài động vật (bao gồm cả con người) thường có nhiều loại ký sinh trùng bên trong cơ thể. Sán dây xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua trứng hoặc ấu trùng sống trên cơ thể cá. Khi bạn ăn chín nấu sôi, các ấu trùng đó sẽ bị tiêu diệt một cách triệt để. Ngược lại, ăn sushi với các miếng cá tươi sống là cơ hội cho các loài ký sinh trùng, trong đó có sán dây chui vào ruột của bạn, chia sẻ mọi thứ bạn nạp vào người, sinh sản và gây tổn thương đến nội tạng, sức khỏe của bạn từng ngày.
Bệnh giun sánTương như như sán dây, bệnh giun sán cũng chỉ tìm thấy ở những người dùng thức ăn sống, không được chế biến cẩn thận, trong đó có các món sushi. Khi một con “sâu cá trích” chui được vào khoang miệng của bạn, chúng sẽ gây ra các cảm giác buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, mất sức và nhiều bệnh lý khác.
Theo hhdresearch
Advertisement
Advertisement