Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến 2030: Các chuyên gia cảnh báo những gì?

Quy hoạch

19/11/2019 15:11

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được đưa ra lấy ý kiến phản biện.

Nhiều ý kiến phản biện đã đề nghị cần có những ý tưởng táo bạo hơn trong đồ án quy hoạch này. Nhà tư vấn Singapore cũng như các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra những cảnh báo gì cho tương lai xây dựng đô thị Đà Nẵng?

Tầm nhìn đến năm 2045 cho đô thị Đà Nẵng

Nhà tư vấn Công ty tư vấn Surbana Jurong (Singapore) là đơn vị được mời tư vấn cho việc điều chỉnh quy hoạch chung cho TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhà tư vấn này đã có báo cáo nội dung điều chỉnh quy hoạch theo hướng xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố bền vững với những bản sắc riêng: dễ tiếp cận, đáng nhớ và đáng sống.

  Định hướng cho tương lai là xây dựng Đà Nẵng thành thành phố dễ tiếp cận, đáng nhớ và đáng sống

Định hướng cho tương lai là xây dựng Đà Nẵng thành thành phố dễ tiếp cận, đáng nhớ và đáng sống

Một số nội dung nổi bật trong việc điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của đơn vị tư vấn là hướng đến xây dựng TP Đà Nẵng thành trung tâm phong cách sống quốc tế, kết nối với Myanmar, Thái Lan, Lào. Đồng thời, trong nước TP Đà Nẵng sẽ liên kết với các tỉnh lân cận để tạo phát triển chung cho cả vùng trong việc liên kết vùng.

Về cấu trúc đô thị, TP Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển 4 lĩnh vực du lịch biển, công nghệ cao, logistics và kinh tế biển. Theo nhà tư vấn, TP Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. TP Đà Nẵng sẽ kết hợp với Quảng Nam, Quảng Ngãi để phát triển kinh tế biển lớn mạnh. Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng cần phải có nguồn nhân công chất lượng cao, thực hiện thu hút nhân tài để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho thành phố để phát triển cấu trúc đô thị.

Đối với quỹ đất, TP Đà Nẵng cần phải xây dựng quỹ đất riêng cho từng ngành. Hiện nay, Đà Nẵng còn 14% quỹ đất nông nghiệp còn trống thì sẽ tận dụng nguồn đất đó, kết hợp với nền đất đô thị hiện tại để xây dựng hạ tầng cho thành phố.

Về vấn đề cảng biển, Công ty tư vấn Surbana Jurong đưa 2 đề xuất là xây dựng thêm Cảng Liên Chiểu để phát triển logistics và du lịch; mở rộng Cảng Tiên Sa, phục vụ vận tải hàng hóa và du lịch.

  Điều chỉnh quy hoạch lần này Đà Nẵng sẽ có tầm nhìn đến năm 2045

Điều chỉnh quy hoạch lần này Đà Nẵng sẽ có tầm nhìn đến năm 2045

Các chuyên gia cảnh báo những vấn đề gì cho tương lai?

Trong đề án quy hoạch này, nhà tư vấn và các chuyên gia cũng đưa ra những cảnh báo cho TP Đà Nẵng trong tương lai. Về cơ sở hạ tầng, chuyên gia Maysho Prashad đến từ đơn vị Callison RTKM (Mỹ) khuyến cáo, TP Đà Nẵng nên xem xét kỹ lưỡng việc xây nhà cao tầng ở đồi núi bởi vấn đề này sẽ tác động không nhỏ đến môi trường.

Đồng thời, ông Maysho Prashad nhận định nên tiếp tục tìm hiểu, mở rộng cảng Tiên Sa theo hướng xây dựng đường sắt và đường bộ song song trên cao để phục vụ cảng biển. Theo ông này, không nhất thiết phải xây cảng thành phần tách biệt với đô thị. Ý kiến của ông Maysho Prashad là TP Đà Nẵng cần cân nhắc việc xây dựng Cảng Liên Chiểu ở phía Tây vì nguy cơ sẽ ảnh hướng đến cảnh quan vịnh Đà Nẵng và những vấn đề về môi trường.

Chuyên gia cao cấp của hãng tư vấn thiết kế Nikken Sekki, ông Shigeru Matsumura khuyến cáo nên kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, phát triển nếu mở rộng đô thị ra phía Nam và phía Tây. Đồng thời, cần thận trọng, có ý tưởng xây dựng cơ bản trong quá trình phát triển đô thị, cần có các quy phạm cần thiết nhằm ngăn chặn các vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

  Chuyên gia cao cấp của hãng thiết kế Nikken Sekki, ông Shigeru

Chuyên gia cao cấp của hãng thiết kế Nikken Sekki, ông Shigeru

Còn ông ông Oliver Soquet đại diện của Công ty tư vấn DESO (Pháp) khuyên nên giữ lại quỹ đất phía Tây thành phố như một khu vực dự trữ, duy trì hoạt động nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực.

Vấn đề về ứng phó khí hậu cũng được nhiều chuyên gia hết sức quan tâm và cho rằng cần quan tâm đến việc sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu như là một phần không thể thiếu trong đánh giá môi trường chiến lược. Ông Trần Trọng Hanh – Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam lưu ý, trong quy hoạch cần đặc biệt lưu ý đến việc bảo vệ hệ thống sông chính của thành phố là sông Cu Đê và sông Hàn.

Còn trong Đề án của đơn vị tư vấn, nhà tư vấn cũng đề cập đến vấn đề nguồn nước. Theo đó, nhà tư vấn cảnh báo TP Đà Nẵng phải bảo vệ nguồn nước tốt cho thế hệ tương lai, thực hiện lưu trữ nguồn nước trong cả mùa mưa và mùa khô. Một số giải pháp được đưa ra: dẫn nước ở khu vực đồi núi vào hồ chứa; xây dựng hồ chứa nước trong thành phố; dành ra 10% quỹ đất để lưu trữ nước; xây đập giải quyết tình trạng xâm nhập mặn; xử lý tốt nguồn nước từ Quảng Nam ra TP Đà Nẵng.

BVPL
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement