Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điện thoại chống nước: những thứ không nên làm

Khoa học - Công nghệ

07/02/2017 10:15

Điện thoại chống nước không có nghĩa là lúc nào xuống nước cũng an toàn. Có những thứ bạn cần lưu ý trước khi đem chiếc điện thoại của mình vào nhà tắm, xuống hồ bơi hay thậm chí là xuống biển.

Bạncần kiểm tra điện thoại của mình có xuống ngâm nước được không, chính sách bảo hành như thế nào nếu nước vào gây hỏng thiết bị, và phải làm gì với smartphone sau khi từ dưới nước lên.

Máy bạn có chống nước hay không?

Tất nhiên trước khi ngâm nước thì bạn phải xem điện thoại của bạn chống nước ở một mức độ nào . Thang đo cho khả năng chống nước là IP, thường thấy nhất trên smartphone hiện nay là IP68 và IP67. Có một số điện thoại chỉ ghi là IPx7 hoặc IPx8 thì có nghĩa là chống được nước nhưng không chống bụi.

Để biết được những chi tiết này, cách dễ nhất là lên Google gõ vào từ khóa "tên máy" "IP rating". Bạnnên kiểm tra những website chính thức của hãng chứ đừng ghé vào những trang web khác vì thông tin có thể không chính xác.

Để có thể đem được xuống hồ bơi thì ít nhất phải chống được nước theo IP67 và 68 trở lên, còn chỉ số thấp hơn có thể làm hỏng máy. Còn để chống được nước mưa thì chỉ cần IP65 trở lên là ổn.


Nếu điện thoại của anh em không ghi bất kì chi tiết nào về IP, cũng không quảng cáo về tính năng chống nước trên website của nhà sản xuất, tức là nó không có chống nước.

Một số điện thoại có thể nghe nói là chống được nước dù không được hãng thừa nhận chính thức, ví dụ iPhone 6s Plus hay HTC 10 chẳng hạn, thì cũng không nên nghịch dại vì nhà sản xuất chỉ trang bị một số biện pháp chống nước cơ bản để tránh trường hợp bạn vô tình đổ nước mà thôi. Những cái điện thoại này vẫn nên hạn chế tiếp xúc với nước.

Không ngâm chìm máy nếu không cần thiết vì lỡ hư sẽ không được bảo hành

Nghe có vẻ hài hước, nhưng hoàn toàn là sự thật.Tất cả các hãng lớn có làm smartphone chống nước hiện nay đều khuyên rằng bạn khôngnên ngâm chìm điện thoại vào trong nước. Những biện pháp chống nước mà họ trang bị cho thiết bị đều chỉ nhằm biện pháp đề phòng và tránh các trường hợp chúng ta lỡ tay làm rớt điện thoại xuống hồ bơi, xuống biển, xuống bồn cầu hay lỡ dính mưa mà thôi. Dù tiêu chuẩn IP có cao đến đâu đi nữa thì điều này cũng không thay đổi.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không được mang điện thoại xuống hồ bơi hay xuống biển để chụp hình.Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó.

Nhưng nếu xui rủi máy bị hỏng mà nhà sản xuất mở ra bên trong thấy có nước (hoặc giấy quỳ đổi màu cho thấy có nước dính vào) thì bạnsẽ không còn được bảo hành nữa, muốn sửa phải bỏ tiền. Do đó, chắc ăn nhất là không nên mang xuống nước.

Nhớ đậy các cổng kết nối trước khi xuống nước

Nếu bạn đã quyết chơi liều cầm điện thoại xuống hồ bơi để chụp hình thì nhớ lưu ý đậy hết các cổng kết nối trước khi ngâm nước. Một số điện thoại cũ trước đây vẫn dùng các nắp cao su để che cổng micro USB hay jack tai nghe thì bạn nhớ đậy chặt lại, bằng không thì nước sẽ vào và làm hỏng thiết bị ngay lập tức. Một số điện thoại mới như Galaxy S7, iPhone 7, Xperia Z3 trở đi thì không cần quan tâm vấn đề này nữa vì nhà sản xuất đã trang bị các lớp phủ chống thấm cho những bộ phận lộ ra bên ngoài.

Hạn chế mang xuống biển

Nước biển có nhiều muối bên trong, khi khô sẽ để lại các vệt muối có khả năng làm hư hỏng linh kiện của điện thoại nếu để bám dính lâu. Ngoài ra trong nước biển có rất nhiều cát lụn vụn mà chúng ta không để ý thấy bằng mắt thường.

Những hạt cát đó có thể làm trầy xước máy, nhất là mặt kính, nếu không cẩn thận. Chỉ cần bạnvuốt màn hình hơi mạnh một chút khi có cát thì sẽ xuất hiện các vết xước dăm ngay. Bỏ vào túi quần khiến cát ma sát với vải cũng có thể gây ra tác hại tương tự.

Sau khi xuống nước thì nhớ lau khô, thổi nước khỏi cổng kết nối

Nếu bạnđã cho điện thoại xuống hồ bơi hay ngâm trong nước thì khi lên bờ nhớ rửa lại bằng nước sạch. Bằng cách này chúng ta sẽ tẩy được những hạt sạn li ti, tẩy được muối nếu xuống biển, và loại bỏ những hóa chất được pha trong nước hồ bơi để đảm bảo chúng không bám trên smartphone rồi gây ra những tác hại ngoài ý muốn.

Chỉ cần để điện thoại dưới vòi nước mở nhẹ nhẹ là được, không cần phải ngâm hẳn vào chậu. Nhớ là đừng dùng xà bông hay các hóa chất tẩy rửa vì ai mà biết được chúng có thể làm gì với cái điện thoại của bạn.

Rửa xong thì dùng khăn lau loại không có sợi để lau khô điện thoại. Bạncó thể dùng ngay khăn lau kính của mìnhcũng được, còn không thì hãy tìm mua những loại khăn mà có ghi chữ "micro fiber" vì chúng sẽ không làm trầy màn hình như khăn giấy hay khăn lông.



Với các cổng kết nối và loa (cả loa thoại lẫn loa ngoài), nước chắc chắn sẽ bám dính vào những vị trí này sau khi ngâm. Trong trường hợp đó loa sẽ bỗng nhiên nhỏ đi, điện thoại có thể gọi chẳng nghe tiếng người bên kia, đôi khi cũng sạc không vào điện.

Khi đó bạnhãy bình tình, có thể dùng đồ thổi bụi để thổi văng các hạt nước còn xót lại hoặc chỉ đơn giản là để đó một lát là nước sẽ tự bốc hơi, không cần can thiệp gì thêm. Đừng thổi bằng miệng vì nước bọt dễ dính vào máy, dơ lắm. Cũng đừng dùng tăm bông ngoáy tai hay bông gòn để chậm khô vì các sợi bông có thể bị kẹt lại vào cổng kết nối.

Một số điện thoại mới như iPhone 7 hay Galaxy S7 sẽ hiển thị thông báo khi cổng kết nối bị dính nước, khi đó máy sẽ không tiếp nhận dòng điện vào. Không sao nhé, để khô là ổn.

Máy đã vỡ, nứt, hở ron cao su cổng kết nối thì không cho vào nước

Khi điện thoại của bạn có bất kì tổn hại bề ngoài nào, xin đừng cho nó ngâm nước dưới bất kì hình thức nào. Nứt vỏ nhựa, vỡ kính màn hình, móp vỏ nhôm, gãy chân cao su che cổng kết nối... là những rủi ro có thể khiến nước tràn vào trong điện thoại của bạnngay cả khi điện thoại đã có chuẩn chống nước nào đó.

Theo Tinh tế
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement