Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điện Quang đang chững lại và xuống dốc?

Tài chính

06/05/2017 10:50

Những năm vừa qua, DQC đều được hưởng một khoản lãi chênh lệch tỷ giá và lãi bán hàng trả chậm khoảng 100 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên khoản thu này trong năm 2017 là không đáng kể khi đối tác Cuba đã gần như hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.

CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2017 hết sức thận trọng với doanh thu 1.050 tỷ đồng, tương đương doanh thu thực hiện trong năm 2016 (1.035 tỷ), trong khi lợi nhuận trước thuế sụt giảm mạnh, còn 150 tỷ đồng (so với 254 tỷ thực tế của năm 2016).

Kết quả kinh doanh quý 1/2017 của DQC cũng không mấy khả quan khi công ty công bố doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ, đạt 195 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 21%, đạt 29 tỷ đồng.

Từ mức đỉnh 84.700 đồng/cổ phiếu được thiết lập vào tháng 7/2016, giá cổ phiếu DQC đã sụt giảm mạnh tới 44%, phiên giao dịch ngày 4/5 giá chỉ còn 47.800 đồng/cổ phiếu.

DQC đang phải chịu cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Xu hướng chuyển đổi sang các sản phẩm đèn LED trong những năm gần đây đã khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn nhiều. Không như việc sản xuất các sản phẩm bóng đèn truyền thống vốn là lợi thế của các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất đèn LED có rào cản gia nhập thấp do các doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể dễ dàng nhập các linh kiện về lắp ghép.

Do sử dụng linh kiện giá rẻ, các doanh nghiệp này bán sản phẩm ra thị trường với giá thấp hơn và có thể thực hiện quay vòng vốn nhanh dù chất lượng sản phẩm không cao. Khó khăn về mặt thị trường vì thế vẫn đang là vấn đề lớn nhất đối với DQC trong thời điểm hiện tại.

Trong nước là vậy, DQC còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, trong khi doanh thu xuất khẩu đóng góp khá nhiều trong cơ cấu doanh thu của DQC trong giai đoạn 2013-2015. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đến từ việc xử lý các lô hàng tồn giá vốn thấp từ năm 2007. Trong 2-3 năm gần đây, nguồn cung lớn với giá rẻ từ Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty.

Tỷ trọng doanh thu (tỷ đồng) của DQC giai đoạn 2011-2016. Nguồn: VDSC, DQC.

Một nguyên nhân quan trọng khiến doanh thu của DQC giảm từ năm 2017 là doanh thu từ hoạt động tài chính giảm. Quý 1/2017, doanh thu từ hoạt động tài chính đã giảm gần 30% xuống còn 11 tỷ đồng. Những năm vừa qua, DQC đều được hưởng một khoản lãi chênh lệch tỷ giá và lãi bán hàng trả chậm khoảng 100 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên khoản thu này trong năm 2017 là không đáng kể khi đối tác Cuba đã gần như hoàn tất nghĩa vụ thanh toán. Tại thời điểm cuối 2016, khoản phải thu từ đối tác này quy đổi ra VND chỉ còn 19 tỷ đồng.

Biến động khoản phải thu (tỷ đồng) từ đối tác Cuba giai đoạn 2007-2016. Nguồn: VDSC, DQC

Trong khi đó, lãi tỷ giá và lãi bán hàng trả chậm trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 luôn đạt mức khá lần lượt là: Năm 2011 đạt 110 tỷ đồng, năm 2012 đạt 97 tỷ đồng, năm 2013 đạt 83 tỷ đồng, năm 2014 đạt 90 tỷ đồng, năm 2015 đạt 70 tỷ đồng, và năm 2016 đạt 113 tỷ đồng.

Gia đình Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa hiện đang nắm giữ 35,13% vốn của DQC. Cụ thể, bà Hồ Thị Kim Thoa sở hữu 4,91% cổ phần; bà Trần Thị Xuân Mỹ, mẹ của Thứ trưởng Thoa, sở hữu 3,83%; ông Hồ Quỳnh Hưng, em trai bà Thoa, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch kiêm TGĐ công ty sở hữu 7,89%; bà Nguyễn Thái Nga, con gái Thứ trưởng Hồ Kim Thoa sở hữu 12,01%; một người con gái khác của bà Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng đang sở hữu 6,49%.

P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement