Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điểm mặt các cổ phiếu tăng bằng lần sau 9 tháng, có mã lên gấp 43 lần

Chứng khoán

04/10/2021 08:16

Đa số các cổ phiếu vốn hóa lớn đều tăng giá sau 9 tháng đầu năm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù vấp phải những khó khăn nhất định trong quý III, tuy nhiên, nhìn chung cả 9 tháng đầu năm, thị trường chung vẫn tăng trưởng tích cực. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, VN-Index đứng ở mức 1.342,66 điểm, tương ứng tăng 238,19 điểm (21,58%) so với số cuối năm 2020. HNX-Index còn tăng đến 75,92% lên 357,33 điểm. UPCoM-Index tăng 29,7% lên 96,56 điểm.

Không chỉ đi lên về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng tăng vọt so với 9 tháng trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 24.087 tỷ đồng/phiên, gấp gần 3 lần 9 tháng cuối năm 2020. Giá trị khớp lệnh bình quân đạt 22.091 tỷ đồng, gấp 3,2 lần.

Thống kê 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 10 mã giảm giá, trong đó, SAB của Sabeco (HoSE: SAB) giảm mạnh nhất với 19% từ 193.440 đồng/cp xuống còn 156.400 đồng/cp. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đi cùng việc giãn cách đang gây không ít khó khăn đến hoạt động kinh doanh của đa số doanh nghiệp đặc biệt là các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống.

BID của BIDV (HoSE: BID) đứng thứ 2 trong top 50 vốn hóa về mức giảm giá với 17,6%. Tương tự, VCB của Vietcombank (HoSE: VCB) cũng là một trong số ít các mã vốn hóa lớn đi xuống với mức mạnh. Trong đó, NVB của NCB (HNX: NVB) tăng đến 171%, hay như VPB của VPBank (HoSE: VPB) cũng tăng 103%.

MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) tăng giá mạnh nhất top 50 vốn hóa với 282%. 9 tháng đầu năm 2021 là khoảng thời gian tích cực của các cổ phiếu thuộc nhóm ngành cảng biển và vận tải biển. Nhóm cổ phiếu này hưởng lợi khi nhu cầu hàng hóa tăng vọt trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu sụp đổ dưới sức nặng của đại dịch Covid-19 đã khiến giá vận chuyển lên cao hơn bao giờ hết.

Trước diễn biến leo thang của giá hàng hóa, hai cổ phiếu thuộc nhóm hóa chất và thép là DGC của Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) và Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) đều có được mức tăng 240% và 131%. Bên cạnh đó, một cổ phiếu khác trong nhóm vốn hóa lớn cũng tăng giá trên 100% là NVL của Novaland (HoSE: NVL).

Biến động giá của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất TTCK.
Biến động giá của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất TTCK.

Trong khi đó, toàn thị trường chứng khoán ghi nhận 278 cổ phiếu tăng giá từ 100% trở lên sau 9 tháng (không tính các cổ phiếu mới lên sàn). Vị trí đầu tiên về mức tăng giá toàn thị trường thuộc về cổ phiếu TGG của Louis Capital (HoSE: TGG) với 4.242% từ mức chỉ 1.170 đồng/cp hồi cuối năm 2020 và leo lên 50.800 đồng/cp (chốt phiên 30/9/2021). Cổ phiếu TGG tăng sốc cùng với nhiều cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái Louis". Tập đoàn Louis Holdings của doanh nhân Đỗ Thành Nhân gây chú ý khi liên tục nâng sở hữu tại niều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán từ đầu năm, điểm đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến hệ sinh thái này đều có khoảng thời gian tăng rất mạnh. 

Đầu tháng 9, ông Đỗ Thành Nhân đã đăng lên Facebook cá nhân các chia sẻ về triển vọng giá cổ phiếu thuộc nhóm này như “Từ đây đến cuối năm BII không được 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái”, “Từ đây đến cuối năm: BII không được 3X. TGG không được 4X-5X, APG không được 2X, SMT không được 3X, DDV không được 3X, AGM xuống 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái. Ghi lại làm bằng”.

Các cổ phiếu thuộc nhóm vận tại biển như VNA của Vận tải biển Vinaship (UPCoM: VNA), VOS của Vận tải Biển Việt Nam (HoSE: VOS) hay VST của VITRANSCHART JSC (UPCoM: VST) cũng đều có mức tăng đáng kể từ 770% đến gần 1.000%.

30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tháng 8.
30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Chiều ngược lại, 26/30 cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường chứng khoán đều thuộc sàn UPCoM và đa phần có thanh khoản rất thấp. Trong số này, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico (HoSE: HNG) gây chú ý khi giảm 50%. Sau khi HAGL Agrico đã chính thức về tay Thaco và trở thành công ty con của Thagrico (Thadi cũ) hồi đầu năm 2021, cổ phiếu này hơn nửa đầu năm biến động trồi sụt quanh mức hơn 10.000 đồng/cp đến 13.000 đồng/cp. Trong khi đó, từ cuối tháng 7 đến nay, HNG liên tục lao dốc và về mức đáy của 4 năm. Chốt phiên 30/9, giá cổ phiếu HNG chỉ còn 7.220 đồng/cp.

Nguyên nhân khiến cổ phiếu này lao dốc thời gian qua đến từ việc Thaco thông báo sẽ dừng mua 741,5 triệu cổ phiếu HNG hoán đổi nợ cho Thagrico. Nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19 phức tạp đang gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Thagrico, khó khăn trong việc lấy giấy tờ đất từ BIDV và đặc biệt do việc liên tục bán ra cổ phần từ phía HAGL (HoSE: HAG) làm giá HNG trên thị trường giảm sút nặng.

30 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất tháng 8.
30 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất.
Bình An
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement