Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Số hóa

25/12/2019 13:05

Trong 10 năm qua, các hãng công nghệ luôn cố gắng phát triển, sáng tạo những công nghệ mới nhất cho người dùng nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

Samsung galaxy note 7

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Đây là dòng phablet tốt nhất của Samsung cho đến khi nó… tự phát nổ. Vấn đề của Note 7 là viên pin quá lớn bị nhồi nhét vào thân máy gây quá nhiệt và gây cháy nổ. Có rất nhiều trường hợp nguy hiểm được ghi nhận như Note 7 tự bốc cháy khi sạc pin vào ban đêm, làm cháy túi quần gây bỏng người dùng hay bốc cháy trên máy bay khiến hành khách phải sơ tán.

May mắn là Samsung đã nhanh chóng thu hồi toàn bộ số Note 7 đã bán ra và khắc phục lỗi lầm ở các dòng Note tiếp theo.

Điện thoại Amazon Fire Phone

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Bước đột phá đầu tiên và duy nhất của Amazon vào thị trường smartphone là chiếc Fire Phone được giới thiệu vào năm 2014. Đây là một chiếc điện thoại với giao diện 3D, được trang bị 4 camera trước, có khả năng theo dõi cử chỉ của người sử dùng từ đó điều chỉnh hình ảnh hiển thị trên máy. Đồng thời, máy còn được tích hợp chipset Snapdragon 800 và camera sau 13MP.

Tuy nhiên, điều mà người dùng cảm thấy khó chịu nhất, đặc biệt là với một thiết bị có giá tới 650 USD là nó chỉ hoạt động với nhà mạng AT & T, kho ứng dụng thì nghèo nàn (do không sử dụng cửa hàng Google Play). Một năm sau đó, Fire Phone chính thức “khai tử”, Amazon cũng tạm dừng việc sản xuất smartphone từ đó.

Dự án Titan (Project Titan) của Apple

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Apple từng nuôi rất nhiều hy vọng rằng có thể sản xuất một xe điện riêng vào năm 2019. Project Titan là một dự án sản xuất xe hơi của Apple hợp tác cùng các nhà sản xuất xe hơi khác, đã tồn tại từ năm 2014. Năm 2018, dự án này đã có 27 chiếc xe được đăng ký để thử nghiệm. Tuy nhiên, dự án này liên tiếp gặp các sự cố về kỹ thuật công nghệ và nhân công nên phải sớm dừng lại.

Sạc không dây Apple

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Apple là hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới, mỗi sản phẩm họ làm ra đều có có chất lượng hoàn thiện và thiết kế khiến giới công nghệ trên toàn thế giới phải “học hỏi” theo. 

Năm 2017 Apple hứa hẹn sẽ ra mắt sạc không dây có thể sạc cùng lúc cho iPhone, Apple Watch và AirPod... Tuy nhiên, bộ sạc không dây đã bị hoãn việc phát hành từ năm 2018 và đến đầu năm nay, nhà Táo chính thức xác nhận “bỏ cuộc” bởi “sản phẩm không đạt tiêu chuẩn” theo như Apple công bố. 

Đây có lẽ là sản phẩm duy nhất mà Apple cần phải “học hỏi” các hãng công nghệ khác để hoàn thiện sản phẩm.

Bàn phím cánh bướm Macbook

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Phương châm thiết kế của Apple trong vài năm gần đây làm cho sản phẩm của họ càng ngày càng mỏng nhẹ và quyến rũ. Các dòng Macbook của Apple luôn được xem là chuẩn mực của cái đẹp lại có bàn phím cánh bướm dễ bị kẹt bởi bụi bẩn, thức ăn,… vào bên dưới gây kẹt phím.

Sau rất nhiều phàn nàn, Apple đã phải xin lỗi và nhận bảo hành miễn phí cho các dòng Macbook sử dụng bàn phím cánh bướm.

Window 8, 8.1 – Windows Phone

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Sau thời hoàng kim của Windows 7, Microsoft quyết định tạo ra hệ điều hành Windows có giao diện hoàn toàn mới có tên Windows 8. Việc loại bỏ hoàn toàn phím Windows “huyền thoại” và thay đổi giao diện quá đột ngột khiến người dùng không thể làm quen cộng với sự ổn định của Windows 7 đã khiến cho Windows 8 phải “về hưu" sớm.

Một vấn đề khác của Windows 8 là quá tập trung giao diện cho màn hình cảm ứng khiến trải nghiệm chuột và bàn phím không còn sự mượt mà như các đời Windows trước.

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Còn đối với Windows Phone, “cái chết” đã được dự đoán trước vì thời điểm Microsoft ra mắt, thế giới smartphone đã được định hình bằng hai “phe” Android và iPhone. Dù là kẻ sinh sau đẻ muộn nhưng Windows Phone không có quá nhiều ưu điểm so với hai đối thủ còn lại, giao diện đơn điệu và còn thiếu ứng dụng trầm trọng.

Google Glass

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Google Glass là sản phẩm dự kiến có thể thay thế chiếc điện thoại thông minh, một sản phẩm có thể chụp ảnh, hỗ trợ chat video, chỉ đường, nhận và gửi các tin nhắn tức thì cũng như email,… thông qua một màn hình hiển thị gắn trước mặt. Sau khi bán một nguyên mẫu với giá 1.500 USD vào năm 2013, Google Glasses đã được ra mắt công chúng vào một năm sau đó.

Tuy nhiên, những hạn chế về kỹ thuật và những lo ngại về quyền riêng tư đã làm tiêu tan giấc mộng của Google vào năm 2015, phiên bản Google Glass đầu tiên đã không còn được bán. Google đã chuyển sang chỉ cung cấp kính thông minh này dưới dạng “Phiên bản doanh nghiệp ” nhưng không được quan tâm nhiều.

Các mạng xã hội của Google

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Để cạnh tranh với Facebook, Google từng tạo nhiều mạng xã hội khác nhau như Google Buzz (2010), Google (2011). Mặc dù Google có rất nhiều sản phẩm thành công như Gmail, Youtube, Google Drive,… nhưng các mạng xã hội của họ chưa bao giờ được xem là đối thủ của Facebook.

Không những thế, vào năm 2018, Google còn để lộ thông tin cá nhân của 500,000 tài khoản. Đến năm 2019, Google đã quyết định đóng cửa Google vì số lượng người dùng quá ít.

Google TV

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Đây là nền tảng smart TV từ Google đồng phát triển bởi Intel, Sony, và Logitech được phát hành vào tháng 10/2010 với các thiết bị chính thức ban đầu được thực hiện bởi Sony và Logitech. Google TV tích hợp hệ điều hành Android và trình duyệt web Google Chrome để tạo nên truyền hình tương tác.

Tuy nhiên do giao diện cồng kềnh và khó sử dụng, vào năm 2014, Android TV đã được ra mắt và thay thế Google TV;

Google Nexus Q

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Tiếp tục là một sản phẩm từ Google. Google đã cố gắng gia nhập vào cuộc đua truyền hình với Nexus Q, một thiết bị có kích thước nhỏ, được nối với TV để truyền phát YouTube và các dịch vụ khác của Google. Tuy nhiên, điểm hạn chế là nó không hoạt động với các dịch vụ khác như Netflix và cũng không có bộ nhớ cục bộ.

Với mức giá 300 USD nhưng lại có nhiều hạn chế, Google đã ngừng bán thiết bị này vào tháng 1/2013 và Chromecast đã xuất hiện để thay thế Google Nexus Q.

Máy tính bảng Android

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Máy tính bảng Android được tạo ra để cạnh tranh với iPad nhưng lại không được các hãng công nghệ đầu tư nghiên cứu như iPad của Apple. Tại Việt Nam chúng ta, khái niệm máy tính bảng thì được gọi là “iPad” đã chứng minh cho sự mờ nhạt của các dòng máy tính bảng Android.

Đến vài năm gần đây, Samsung cố gắng cho ra dòng máy tính bảng Samsung Galaxy Tab nhưng vẫn không thể cạnh tranh nổi với iPad đã quá thành công.

BlackBerry PlayBook và BlackBerry 10

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Phiên bản chiếc máy tính bảng PlayBook để đáp trả lại iPad của Apple và Kindle Fire của Amazon. Tuy nhiên dòng sản phẩm này đã thất bại và ngưng bán vào giữa năm 2013 vì không có ứng dụng, không được người dùng đón nhận mặc cho nhiều đợt giảm giá.

Cùng năm 2013, “Dâu Đen” cũng đã ra mắt BlackBerry 10, một hệ điều hành di động mà họ hy vọng sẽ đánh gục iOS và Android với 100,000 ứng dụng, con số quá khủng so với 28,000 của Android ở thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, đáng tiếc là đứa con này không thể mang thời kỳ hoàng kim trở lại cho BlackBerry khi Android và iOS quá mạnh.

Facebook và những scandal

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Trong suốt một thập kỷ qua, Facebook là một trong những công ty dính nhiều vụ lùm xùm nhất, từ vụ bê bối quyền riêng tư của Cambridge Analytica đến khả năng gây rối cho chính nền dân chủ ở Mỹ,… Đó chỉ là bề nổi, còn nhiều thất bại khác của gã khổng lồ mạng xã hội này mà chúng ta sẽ đề cập ngay dưới đây:

Hiện nay Facebook có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như bảo mật thông tin người dùng, tin giả  để “lèo lái” dư luận, … đang ngày càng làm người dùng mất niềm tin về các thông tin trên mạng internet.

Ngoài ra, Facebook đã từng cố gắng làm đa dạng sản phẩm, dịch vụ của mình nhưng đa số đều thất bại. Trong đó có một số sản phẩm thất bại sớm như: Facebook Email (cạnh tranh với Gmail), Facebook Home (giao diện cho điện thoại Android), Notify (ứng dụng đọc tin tức), … và còn rất nhiều sản phẩm khác.

Steam Machines

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Bạn có biết Steam từng ra mắt console để cạnh tranh với PlayStation và Xbox không? Steam công bố về console của họ từ năm 2014, nhưng đến năm 2015 bộ máy hoàn chỉnh mới được bán ra. Sau khi được ra mắt, các hãng gaming cũng không quá mặn với Steam cho lắm.Đến năm 2018, Steam gỡ danh mục máy chơi game khỏi trang chủ của họ và từ đó đến nay vẫn chưa có thông tin mới về dòng console này.

Khi so với vòng đời 6 – 7 năm của các dòng console khác, Steam Machines thật sự không để lại ấn tượng quá đặc biệt và sự “ra đi” trong âm thầm của nó cũng là một điều có thể thấy trước.

Các dịch vụ chơi game qua đám mây

Điểm lại 15 sản phẩm công nghệ thất bại lớn nhất trong 10 năm qua

Đưa các dịch vụ chơi game đám mây như Apple Arcade hay Google Stadia vào danh sách thì có lẽ là hơi sớm. Tuy nhiên, nguy cơ thất bại của các dịch vụ này trước thị trường game truyền thống là rất lớn. Bạn có thể chơi các tựa game online miễn phí phổ như Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, CS:GO, … hoặc mua hẳn những tựa game bản quyền để chơi.

Các dịch vụ chơi game đám mây đòi hỏi phải trả tiền thuê bao hàng tháng để chơi game là một điều gì đó khá mới mẻ đối với game thủ. Hơn nữa, việc chơi game thông qua đám mây đòi hỏi đường truyền internet phải ổn định cũng là một điểm bất lợi vì không phải ai cũng có đường truyền mạng ổn định.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement