Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điểm danh ngân hàng có nợ xấu thấp

Ngân hàng

05/08/2021 10:13

Trong đại dịch Covid-19, nhờ chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, nhiều ngân hàng vừa tăng trưởng tốt, đồng hành với người dân và doanh nghiệp và giữ chất lượng tài sản tốt với tỷ lệ xấu giảm thấp.

Một số ngân hàng hàng đầu tiếp tục giữ vững tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Tiếp tục dẫn đầu về giá trị lợi nhuận tuyệt đối liên tiếp nhiều năm là Vietcombank. 6 tháng đầu 2021, Vietcombank ghi lợi nhuận trước thuế 13.569 tỷ đồng, tăng 23,6% so với 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, đã hoàn thành 53% kế hoạch lợi nhuận sau 6 tháng và vẫn là quán quân lợi nhuận toàn hệ thống.

Đáng chú ý, hết quý II, Vietcombank đang có 6.865 tỷ đồng nợ xấu, tăng 31,3% về giá trị tuyệt đối so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 0,74%. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn dẫn đầu tỷ lệ bao phủ nợ xấu với khoảng 350%, giảm  so với cuối năm 2020. Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất trong nhóm Big4 có tỷ lệ nợ xấu giữ được dưới 1%.

Ở khối NHTMCP tư nhân, dẫn đầu về lợi nhuận cao và tỷ lệ nợ xấu thấp là Techcombank. Ngân hàng này cho biết, đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu là 0,4%, thấp hơn mức 0,9% tại quý II năm 2020 và duy trì mức 0,4% đã công bố cuối quý I. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 259%, tăng so với mức 171% hồi đầu năm và 109% tại cuối quý II năm ngoái. Bên cạnh đó, nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giảm xuống còn 2.700 tỷ đồng, tương đương 0,8% dư nợ hiện tại. Khoảng 67% số khách hàng trong chương trình này đã hoàn tất hoặc trả một phần nợ tái cơ cấu tính đến hết tháng 6.

HDBank nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp.
HDBank nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp. Ảnh: HDBank.

Một nhà băng có chất lượng tài sản tốt hàng đầu khác phải kể đến HDBank. Xét về mức độ duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp liên tục trong nhiều năm, HDBank đã luôn giữ được tỷ lệ trong nhóm thấp nhất toàn ngành nhờ chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, tăng trưởng tín dụng chọn lọc. Ngân hàng chú trọng phát triển các phân khúc ưu tiên, có rủi ro được quản trị tốt, như doanh nghiệp xuất khẩu, các chuỗi phân phối và cung ứng, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp phụ trợ…

HDBank đã chủ động kiểm soát rủi ro đối với các ngành, lĩnh vực chịu tác động mạnh của dịch Covid-19 cũng như các ngành được đánh giá tiềm ẩn rủi ro cao. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu phát sinh mới luôn ở mức thấp. 

Theo báo cáo tài chính quý II, nợ xấu giảm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên tổng dư nợ, đồng thời tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng cao. Cụ thể, nợ xấu riêng lẻ là 1.487 tỷ, tương ứng tỷ lệ 0,8% dư nợ cho vay khách hàng. So với thời điểm 31/12/2020 nợ xấu đã giảm 44,6 tỷ về giá trị đồng thời tỷ lệ NPL cũng giảm 10 điểm cơ bản từ mức 0,9%. So với cùng kỳ năm trước, quy mô nợ xấu giảm 160 tỷ về giá trị và tỷ lệ nợ xấu giảm 30 điểm cơ bản từ mức 1,1%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng từ 101% cuối năm trước lên 107%, sẵn sàng ứng phó rủi ro nếu phát sinh.

HDBank đạt lợi nhuận trước thuế 4.193 tỷ đồng, trong 6 tháng, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 58% kế hoạch năm. Ngân hàng đang tiếp tục triển khai hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với chính sách giảm lãi suất cho vay bình quân 1%/năm cho các khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên cũng như ở các lĩnh vực và địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Song song, HDBank tiếp tục thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi với mức lãi suất giảm đến 4,5% so với lãi suất hiện hành.

Với tỷ lệ nợ xấu 0,7% tại cuối tháng 6, báo cáo tài chính của ACB ghi nhận mức chi phí dự phòng tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 ở mức 2.000 tỷ đồng. gấp đôi so với cả năm 2020. Nguyên nhân do ngân hàng trích lập đầy đủ 1.400 tỷ đồng cho toàn bộ số dư nợ được tái cơ cấu thay vì phân bổ trong 3 năm theo Thông tư 03. Ngoài ra, dư nợ vay cơ cấu là 8.200 tỷ đồng tính đến tháng 6, giảm từ 8.500 tỷ đồng trong quý I/2021. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá và ngân hàng này cho biết trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm do việc cắt giảm lãi suất cho vay trên toàn bộ cơ sở khách hàng để hỗ trợ những doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thu hút thêm khách hàng mới. 

Danh sách ngân hàng có nợ xấu thấp bất chấp Covid-19 căng thẳng suốt 8 tháng qua còn ghi tên MB. Nhà băng này đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 7.986 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,76%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức cao kỷ lục 311%.

Tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng cao được giới chuyên môn đánh giá là những chỉ số tích cực cho thấy sự chủ động trong quản trị rủi ro của các ngân hàng, và phần nào phản ánh tương ứng năng lực thực sự của những nhà băng đã đi đầu đạt chuẩn Basel III. Điều này cũng được xem là yếu tố thuận lợi đối với các ngân hàng giữ được nợ xấu “đẹp”, trích lập dự phòng đầy đủ, qua đó, giảm bớt áp lực trích thêm dự phòng rủi ro theo lộ trình Thông tư 03 có thể gây giảm lợi nhuận thời gian tới.

THU HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement