Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dịch vụ du lịch 'qua những ngón tay' tại Việt Nam tăng trưởng mạnh

Tiêu dùng

02/08/2017 06:02

Lượng khách hàng sử dụng điện thoại thông minh dự kiến tăng lên 37,8 triệu vào năm 2020 đã giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ du lịch trực tuyến với giá phải chăng so với trước kia, trích nghiên cứu thị trường từ công ty Criteo (Pháp).

Theo báo cáo này, trong 12 tháng qua, người Việt Nam đã có trung bình 5,6 chuyến đi, giá cả đóng vai trò quan trọng cho việc quyết định chuyến đi, bên cạnh khuyến mãi liên tục của các ứng dụng đặt phòng và vé máy bay.

Về công cụ đặt phòng khi đi du lịch, mặc dù máy tính xách tay được sử dụng cho việc đặt phòng chiếm 41%, trong điện thoại thông minh chỉ 34%, nhưng có tới 68% người dùng cho rằng việc đặt chỗ qua ứng dụng mang đến nhiều thuận lợi vì có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào khi cần thiết.

Sự gia tăng ứng dụng đặt phòng giúp ngành dịch vụ du lịch tăng trưởng mạnh

Nghiên cứu cho thấy du lịch vẫn là một ngành được người Việt Nam quan tâm. Cụ thể, trong năm 2016, người Việt Nam đã có 6,9 triệu lượt du lịch nước ngoài, chi tiêu cho lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng 7,7% trong giai đoạn 2017-2020. Riêng với doanh thu du lịch trực tuyến theo thống kê trong năm 2016 đã đạt trên 27 triệu USD và doanh thu du lịch trên di động đã tăng nhanh, vượt qua sự tăng trưởng của doanh số du lịch trực tuyến, hứa hẹn tăng trưởng hai con số tới 22,4% trong giai đoạn 2017-2020.

Về thống kê trong nước, người Việt đã tham gia 52,8 triệu lượt. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1.036.880 lượt trong tháng 7/2017, tăng 9,2% so với tháng 06/2017 và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2016, nâng số lượng du khách khoảng 7,2 triệu lượt trong 7 tháng đầu năm.

Thị trường du lịch trực tuyến ở Đông Nam Á được Google và Temasek (Singapore) dự đoán sẽ đạt doanh thu 90 tỉ USD vào năm 2020. Việt Nam chiếm khoảng 10% trong số này, tương đương 9 tỉ USD.

MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement