Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dịch đau mắt đỏ lại sắp vào mùa

Lối sống

11/09/2017 04:08

Dịch đau mắt đỏ ở nước ta thường phát triển mạnh và mùa hè và thu, khi thời tiết đang chuyển mùa. Từ tháng 8 đến tháng 10, những cơn mưa trái mùa dai dẳng là thời điểm thuận lợi cho virus phát triển mạnh.

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp, bệnh do virus gây ra là tình trạng mắt bị nhiễm trùng. Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong năm và không giới hạn độ tuổi. Nhưng thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất là vào tháng 8 đến tháng 10. Sau những đợt mưa kéo dài đã tạo môi trường thuận lợi cho virut phát triển.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng của bệnh

Đau mắt đỏ có khả năng lây truyền nhanh trên phạm vi rộng. Đầu năm nay, dịch đã xuất hiện với số lượng bệnh nhân tương đương vào thời điểm tháng 9 hàng năm. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, mỗi ngày có 150-200 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị, chủ yếu là trẻ em và người có sức đề kháng yếu.

Đa số trường hợp tự khỏi sau 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng chỉ định, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng như viêm, loét giác mạc… dẫn đến suy giảm thị lực sau này. Thông tin được đăng trên VnExpress.net

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất đó là mắt đỏ và có nhiều ghèn, ghèn mắt có thể màu xanh hoặc vàng tùy vào nguyên nhân bệnh. Ban đầu, người bệnh sẽ đau một bên mắt, sau đó mới lây sang mắt còn lại. Mắt sẽ vô cùng khó chịu, cảm giác cộm, mắt đổ nhiều ghèn, khi ngủ dậy hai mắt thường bị dính chặt vì ghèn. Không những vậy, mi mắt còn bị sưng, mọng, mắt đỏ, chảy nước mắt...Kèm các triệu chứng ho, sốt, đau họng, xuất hiện các hạch tai…

Nguyên nhân gây bệnh

Theo PGS-TS-BS Trần Hải Yến - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM đã nói trên Báo Thanh niên, một số bệnh sau đây có thể khiến “cửa sổ tâm hồn” bị đỏ bất thường là: viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng, glaucome cấp (hay còn gọi là cườm nước, hoặc tăng áp cấp), chấn thương kết - giác mạc, xuất huyết kết mạc, mộng viêm, viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn...

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus. Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể lây khi cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối, sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.

Người ta thường tránh nhìn vào mắt người bị bệnh đau mắt đỏ bởi lo ngại... bị lây bệnh. Về vấn đề này, BS Trần Hải Yến cho biết viêm kết mạc do nhiễm trùng (siêu vi, vi trùng) là bệnh lý lây lan. Tuy nhiên, nếu ta chỉ nhìn vào mắt người bệnh thì cũng không bị lây bệnh.

Cách điều trị

Ảnh minh họa.

“Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế có chuyên ngành nhãn khoa để khám. Không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể mua không đúng chủng loại thuốc, không đúng với bệnh. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chứa thành phần corticoid. Nếu không sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, thuốc có thể gây những biến chúng có thể dẫn đến mất thị lực”, bác sĩ Hoàng Minh Anh nói trênZing.vn

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhân cần dùng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn, kháng viêm và kháng kháng histamine. Hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% sẽ giúp giảm cảm giác cộm khó chịu ở mắt. Và chỉ nên chọn, những loại thuốc cho mắt có chứa chất chống nhiễm trùng, trị viêm kết mạc, viêm mí và ngứa mắt. Tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên giặt sạch và phơi khô cũng như sát khuẩn các đồ dùng cá nhân (như khăn mặt, chăn, gối…). Và rửa tay bằng xà phòng, hoặc các loại dung dịch sát trùng, sát khuẩn sau khi làm vệ sinh mắt. Hãy để giấy và bông lau mắt riêng biệt, vì đây là nguồn nhiễm bệnh.

NGỌC LÃM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement