Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới thị trường tôm năm 2020

Năm 2020 bị tác động tiêu cực do bùng phát dịch virus corona tại Trung Quốc, dự báo ngành tôm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, triển vọng thị trường tôm thế giới năm 2020 bị tác động tiêu cực do bùng phát dịch virus corona tại Trung Quốc, theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc.

Do virus corona, nhu cầu tiêu thụ tôm cho Tết Nguyên đán tại Trung Quốc giảm so với mọi năm và dự kiến xu hướng nhập khẩu của thị trường này sẽ sụt giảm trong các tháng tới. nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt cao trong 3 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu cả năm 2019 vượt 700.000 tấn.

Dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới thị trường tôm năm 2020
Dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới thị trường tôm năm 2020

Sau khi dịch virus corona bùng phát, người dân Trung Quốc  hạn chế các hoạt động bên ngoài, khiến doanh số tại các nhà hàng và khách sạn giảm mạnh. Tồn kho tôm tại Trung Quốc cao và chưa có dấu hiệu giảm trong thời gian tới.

Do Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ tôm nuôi lớn nhất châu Á nên người nuôi tôm châu Á khó lên kế hoạch sản xuất năm 2020. Vụ tôm tại đây sẽ bắt đầu vào tháng 3,4. Các nhà sản xuất ở Mỹ Latinh cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự. Nguồn cung tôm tại đây khá lớn vào cuối vụ trong tháng 2 và vụ thu hoạch tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng 5,6.

Với các yếu tố trên, sản lượng tôm nuôi thế giới, đặt biệt trong nửa đầu năm 2020 có khả năng thấp hơn năm ngoái, theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc .

Các nhà xuất khẩu tôm thế giới sẽ có xu hướng chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và EU cho đến khi tiêu thụ tại Trung Quốc bình thường trở lại. Xu hướng này sẽ khiến giá tôm tại các thị trường này sẽ chịu áp lực và có khả năng giảm.

Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ tôm ở Nhật Bản thường giảm sau Tết nguyên đán. Tuy nhiên, nhu cầu tôm lột vỏ (thường dùng cho các nhà hàng mì, bún) khá tốt trong các tháng mùa đông năm 2020. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc , nhu cầu tất cả các sản phẩm tôm chế biến hoặc giá trị gia tăng dự kiến được cải thiện trong Lễ hội mùa xuân tại Nhật Bản vào tháng 4-5/2020.

Sản lượng tôm tại Mỹ Latinh tăng

Năm 2019, sản lượng tôm nuôi ổn định ở châu Á trong khi tăng ở Mỹ La tinh.

Tại Trung Quốc, nước sản xuất tôm nuôi lớn nhất thế giới (theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc ), sản lượng tôm chân trắng năm 2019 giảm dưới các mức của năm 2018. Tại Ấn Độ, sản lượng ở các khu vực nuôi tôm lớn Andhra Pradesh và Tamil Nadu giảm so với năm 2018 do giá tôm giảm. Tuy nhiên, sản lượng tôm chung của Ấn Độ vẫn tăng nhẹ so với năm 2018 do sản lượng tại các khu vực miền trung và miền đông của Ấn Độ. Sản lượng tôm Việt Nam được cải thiện năm 2019 tuy nhiên nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh giảm so với năm 2018.

Năm 2019, người nuôi tôm Thái Lan gặp khó khăn vì các yếu tố kinh tế và môi trường như dịch bệnh và giá tôm giảm khiến sản lượng chung giảm so với năm 2018.

Tại Mỹ Latinh, sản lượng tôm nuôi của Ecuador, Peru và Mexico tăng so với năm 2018.

Đối với tôm biển, Liên Minh tôm miền nam (SSA) cho biết, lượng cập cảng tại vịnh Gulf of Mexico trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 31.388 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2002.

Tại Argentina, sản lượng tôm năm 2019 ước đạt trên 210.000 tấn, giảm 15% so với năm 2018.

VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement