03/05/2017 01:48
Đi tìm lý do vì sao đứa trẻ nào cũng 'nghiện' cắn
Để giúp con không cắn nữa, cha mẹ cần phải hiểu nguyên nhân tại sao để đưa ra những biện pháp phù hợp.
Vì sao đứa trẻ nào cũng thích cắn?
Đểthể hiện cảm xúc
Người lớn dễ tạo ra những điều gây sốc khi không có ai thấu hiểu. Còn với trẻ nhỏ với vốn từ vựng hạn chế hay trẻ chưa biết nói, cắn là một cách thức hữu hiệu để gây sự chú ý khiến bạn phải tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Mọc răng
Phần lớn trẻ ở độ tuổi mọc răng thường hay chọn hành vi cắn để giải tỏa cảm xúc thất vọng, giận dữ, hoặc để giảm đau nhức, ngứa ngáy khi mọc răng. Nhiều bé còn cắn ti mẹ đến chảy máu, hoặc cắn anh/em, hay đơn giản là nghiến ngấu đồ chơi của bé như một con chuột nhắt ưa gặm nhấm. Cảm giác khó chịu ở bé có thể tăng dần khi chúng lớn hơn vì so với răng cửa, răng hàm khó mọc hơn.
Khám phá
Con của bạn cũng giống như những nhà khoa học nhí vì các bé không ngừng kiểm tra những giả thuyết trong thế giới thực. Bé có thể nghĩ: “Điều gì sẽ xảy ra khi mình cắn vào mắt cá chân của bố nhỉ” và đặt ra giả thuyết “Bố sẽ ôm mình vào lòng”. Nhưng thực tế: “Bố rất khó chịu, bực bội khi bị cắn như thế”.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cần khám phá thế giới của chúng bằng cách sử dụng cả 5 giác quan. Chính vì thế, nhiều bé thường cho các thứ vào miệng để tìm hiểu xem đó là cái gì.
Tức giận
Bé cũng sẽ cắn khi mọi thữ xảy ra xung quanh quá dữ dội. Đám đông, tiếng ồn lớn và các tình huống khác có thể vượt quá kỹ năng đối phó của trẻ dẫn tới việc trẻ nghiến răng. Bởi lẽ, bé cắn vì chẳng biết phải làm gì khác. Chúng chưa biết đến các kỹ năng xã hội cũng như cách thể hiện cảm xúc của mình cho phù hợp.
Làm gì khi trẻ cắn?
Nếu bạn ở gần con khi con cắn ai hoặc vật gì đó, bạn cần phải can thiệp ngay lập tức nhưng hãy nhớ phải làm điều đó thật bình thĩnh nhé. Bạn nên nhẹ nhàng giải thích cho con rằng cắn sẽ khiến người khác bị đau và không chấp nhận được. Bạn đừng nản lòng khi giải thích cho bé. Bên cạnh đó, bạn nên thể hiện sự quan tâm đối với “nạn nhân” của bé trước mặt bé.
Ngay sau đó, bạn cũng cần hỏi con lý do tại sao con lại cắn như vậy. Tiếp đó, tùy tình hình, bạn hãy đưa ra biện pháp giải quyết tốt nhất, tránh lớn tiếng với con.
Nếu bé cắn bạn, đừng bao giờ cắn lại bé. Hành động đó không khiến bé nhận ra bản thân vừa làm sai mà còn có thể làm bé tổn thương.
Có cách gì giúp bé khắc phục thói quen cắn?
Bạn nên biết rằng hiện tượng cắn ở trẻ nhỏ rất phổ biến trong giai đoạn phát triển nhưng đó là hành vi không nên buông thả. Theo đó, chúng ta cần phải dạy các bé cách xử sự phù hợp hơn, từ ngữ mà chúng cần để giao tiếp, đưa ra các hoạt động thay thế hoặc những tình huống ít căng thẳng hơn đối với bé. Đặc biệt, bạn không được la hét hay mắng các bé.
- Bạn hãy đảm bảo rằng khi trẻ mọc răng, bé có những đồ ăn toàn, đảm bảo vệ sinh để cắn trong tầm với. Cha mẹ hãy giúp con làm giảm sự khó chịu khi mọc răng bằng cách cho con gặm nướu sạch, nhai bánh quy hay đơn giản là chà nướu và vệ sinh răng miệng cho con thường xuyên.
- Dạy trẻ những từ chỉ cảm xúc để trẻ có thể biểu đạt khi tức giận.
- Giải thích cho con hiểu rằng cắn sẽ làm người khác đau và tổn thương chứ chẳng có gì vui cả, con không nên làm tổn thương người khác. Nếu con tức giận, hãy ôm con vào lòng, an ủi, giải thích và vỗ về chứ đừng để con cắn.
- Hãy chú ý đến con để bé cảm nhận mình được quan tâm để không phải cắn nhằm thu hút bạn.
- Cho bé ăn đúng bữa và ngủ đúng giấc.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp