Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Di sản của cựu Thủ tướng Shinzo Abe cho nước Nhật là gì?

Kinh tế thế giới

29/08/2020 12:48

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe nổi tiếng với chính sách nới lỏng tiền tệ để phục hồi kinh tế và cho phép thành lập quân đội Nhật Bản trong thời bình.

Shinzo Abe, thủ tướng tại chức lâu nhất của Nhật Bản, tuyên bố từ chức vào hôm 28/8. Thời báo New York đánh giá: “Đây là sự kiện đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ mà ông theo đuổi nhằm khôi phục nền kinh tế, quân sự và niềm tự hào dân tộc của đất nước”.

Ông Abe, 65 tuổi, cháu trai của cựu Thủ tướng Kishi Nobusuke, ban đầu được bầu vào Quốc hội năm 1993 sau cái chết của cha ông, một cựu ngoại trưởng. Ông giữ chức thủ tướng lần đầu tiên vào năm 2006, nhưng từ chức sau một năm đương nhiệm đầy tai tiếng.

Ông trở thành nhà lãnh đạo của đất nước Mặt trời mọc một lần nữa vào năm 2012, hứa hẹn sẽ khắc phục nền kinh tế bị bao vây và đạt được giấc mơ dân tộc chủ nghĩa của mình là sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để cho phép họ tự tổ chức một quân đội chính thức.

Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khoẻ. Ảnh: Getty
Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khoẻ. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, Thời báo New York cho rằng, nhà lãnh đạo nổi tiếng này trong thời gần đây đã bị suy giảm vị thế của mình trong lòng người dân Nhật Bản, và ông bị chỉ trích vì việc xử lý dịch bệnh COVID-19 không hiệu quả và ủng hộ một thành viên có tội trong đảng của mình.

Nhưng trong thời gian tại vị, ông vẫn để lại không ít di sản cho nước Nhật.

Chính sách đối ngoại

Ông Abe trở nên nổi tiếng vào đầu những năm 2000 khi tháp tùng thủ tướng lúc bấy giờ là Junichiro Koizumi trong chuyến công du tới Bình Nhưỡng để đàm phán về việc thả các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc.

Việc đề cập đến nguyên nhân của những công dân bị bắt cóc vẫn là mối bận tâm trong phần còn lại của nhiệm kỳ của ông và góp phần vào quan điểm đối ngoại của Abe với Triều Tiên.

Khi còn đương nhiệm, ông khuyến khích thảo luận về việc liệu Nhật Bản có nên có khả năng tấn công các bãi phóng tên lửa trong lãnh thổ của đối phương nếu một cuộc tấn công sắp xảy ra hay không. Một cuộc tranh luận gắn liền với mối đe dọa hạt nhân gia tăng từ Triều Tiên đã kéo dài trong suốt nhiệm kỳ của ông.

Ông nội của Abe, Nobusuke Kishi, đã bị buộc tội, nhưng chưa bao giờ bị xét xử, về tội ác chiến tranh. Và di sản của người ông về các hành động của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai đã ám ảnh đất nước suốt nhiệm kỳ của ông Abe.

Ông Abe gặp gỡ nhà lãnh đạo  Trung Quốc  Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018. Ảnh: NYT
Ông Abe gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018. Ảnh: NYT

Mặc dù tìm cách cải thiện mối quan hệ với Trung QuốcHàn Quốc, hai quốc gia có những ký ức cay đắng thời chiến vẫn còn hằn sâu, nhưng vào năm 2013, ông Abe đã khiến cả hai nước láng giềng phẫn nộ khi đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo, được Bắc Kinh và Seoul coi là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ của Nhật Bản. Sau đó, ông không bao giờ đến thăm ngôi đền này nữa, nhưng quan hệ với Hàn Quốc vẫn khó được hàn gắn.

Tuy nhiên, sau nhiều năm có mối quan hệ lạnh nhạt với Trung Quốc, ông Abe đã cố gắng mở ra một kỷ nguyên mới, khi thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Kinh của một thủ tướng Nhật Bản sau 7 năm khi ông gặp Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc, vào năm 2018.

Ông Abe là một trong số ít nhà lãnh đạo thế giới duy trì mối quan hệ thân thiết nhất quán với Tổng thống Trump, thường xuyên trò chuyện qua điện thoại và cùng chơi golf.

Chính sách đối nội

Mong muốn của ông Abe về một quân đội Nhật Bản hùng dũng hơn không chỉ xuất phát từ việc Triều Tiên  phóng tên lửa vào Nhật Bản vào năm 2017. Trong nhiều năm trước đó, ông Abe đã tìm cách xua đuổi những điềm xấu trong quá khứ thời chiến của Nhật Bản bằng cách sửa đổi điều khoản hòa bình trong Hiến pháp của Nhật Bản, vốn đã bị Mỹ áp đặt sau chiến thắng trong Thế chiến thứ hai.

Vào năm 2015, sau những cuộc biểu tình rầm rộ của công chúng và trận chiến với các chính trị gia đối lập, ông đã thông qua đạo luật cho phép Lực lượng Phòng vệ có thể tham chiến cùng quân đội đồng minh ở nước ngoài với danh nghĩa “tự vệ tập thể”. Nhưng mục tiêu “bình thường hóa” quân đội Nhật Bản của ông cuối cùng đã thất bại, vì ông Abe không thể làm lay động ý chí của công chúng Nhật Bản.

Một cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản năm 2014. Ảnh: Getty
Một cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản năm 2014. Ảnh: Getty

Một số người tin rằng sau khi ông Abe tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba sau cuộc bầu cử năm 2017, Đảng Dân chủ Tự do của ông sẽ thay đổi các quy tắc để cho phép ông tìm tiến tới nhiệm kỳ thứ tư.

Nhưng mọi nỗ lực của ông dường như tiêu tan vì đại dịch COVID-19. Khi dịch bùng phát, ông Abe đã chậm trễ trong việc đóng cửa biên giới của Nhật Bản và thực hiện tình trạng khẩn cấp kêu gọi người dân ở nhà và các cửa hàng đóng cửa. Ban đầu, các nhà phê bình cho rằng đó là phản ứng vụng về và sau đó quy lỗi cho ông Abe vì thiếu khả năng lãnh đạo, đặc biệt là về kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của Nhật Bản vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia phát triển khác.

Chính sách kinh tế

Di sản lâu dài nhất của ông Abe có thể là một loạt các chính sách kinh tế nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế một thời của Nhật Bản. Chương trình “Abenomics” của ông nhằm chống lại các mối đe dọa của giảm phát và tình trạng lực lượng lao động đang già đi. Ông thực hiện các chính sách hạ giá đồng yên, giảm chi tiêu tài chính và bãi bỏ nhiều quy định cho doanh nghiệp.

Sự kết hợp này đã mang lại kết quả trong những năm đầu nhiệm kỳ của ông, đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng bất ổn liên tục và nâng tầm quốc tế của ông Abe. Nhưng tăng trưởng Nhật Bản bị ảnh hưởng vào năm 2019 do cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Kinh tế càng tổn thương nặng nề hơn trong năm nay khi đại dịch COVID-19 tạo ra mức sụt giảm lớn nhất của đất nước kể từ sau chiến tranh.

 Kinh tế Nhật  phần nào được phục hồi dưới thời Thủ tướng Abe. Ảnh: NYT
Kinh tế Nhật phần nào được phục hồi dưới thời Thủ tướng Abe. Ảnh: NYT

Yếu tố quan trọng trong cương lĩnh kinh tế của ông Abe là nỗ lực trao quyền cho phụ nữ , vì ông cho rằng việc tăng cường sự tham gia của họ vào lực lượng lao động sẽ giúp đối trọng với tình trạng dân số đang giảm và già hóa. Nhưng một số lời hứa ban đầu trong chương trình nghị sự “Womenomics” của ông, chẳng hạn như nâng cao đáng kể tỷ lệ phụ nữ trong quản lý và trong chính phủ, đã không bao giờ thành hiện thực.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement