17/11/2019 01:00
Di sản biến mất: Vòng xoay Quách Thị Trang nhường chỗ cho metro (bài 7)
Trong tương lai, vòng xoay Quách Thị Trang sẽ trở thành một quảng trường hiện đại, tượng Trần Nguyên Hãn và Quách Thị Trang được khôi phục như ban đầu.
Vòng xoay Quách Thị Trang, nút giao thông trọng điểm của TP.HCM, là nơi giao nhau của nhiều con đường lớn như Lê Lai, Lê Lợi, Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Nghi và Trần Hưng Đạo. Công trình này nằm ngay phía trước chợ Bến Thành, sát công viên 23 Tháng 9 và trạm xe buýt trung tâm TP.HCM. Cùng với cổng chợ Bến Thành, đây từ lâu là biểu tượng của TP.HCM.
Công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành ngày xưa là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa của người Sài Gòn xưa(Ảnh: Internet). |
Sự tồn tại của Vòng xoay Quách Thị Trang gắn liền với chiều dài lịch sử thành phố và nếp sống của người Sài Gòn xưa.Ngày xưa, đây là một công trường đất trồng, nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người Sài Gòn xưa.
Sau này do áp lực về giao thông, bùng binh được xây dựng nên. Người xưa gọi là "đảo giao thông", ở giữa trồng cây cảnh trang trí, là nơi đặt tượng nữ sinh Quách Thị Trang và tượng danh tướng nhà Trần Trần Nguyên Hãn.
Lịch sử của công trường Quách Thị Trang gần như song hành với lịch sử chợ Bến Thành. Thời Pháp thuộc, khu đất công cộng mặt tiền chợ được gọi chính thức là Place d’Eugène Cuniac ("công trường Eugène Cuniac"), theo tên của một thị trưởng thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ.
Năm 1955, địa điểm này được đổi tên thành công trường Diên Hồng. Năm 1963, trong cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ, chống thiết quân luật tại công trường, nữ sinh tên Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết tại đây. Sau đó, một hội sinh viên đã quyên góp tiền để tạc và dựng tượng nữ sinh này, từ đó người dân Sài Gòn bắt đầu gọi khu vực này là công trường Quách Thị Trang, hay bùng binh Quách Thị Trang.Ít năm sau, tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa thả chim cũng được dựng lên tại đây.
Đầu năm 2017, để tạo mặt bằng cho việc thi công nhà ga ngầm của Tuyến đường sắt đô thị số 1: Bến Thành - Suối Tiên, khu vực quây tôn hầu hết diện tích công trường và phá bỏ đảo giao thông, cho dời tượng Quách Thị Trang về công viên Bách Tùng Diệp ở quận 1 và dời tượng Trần Nguyên Hãn về công viên Phú Lâm ở quận 6. Vong xoay lịch sử thành phố một thời không còn nữa.
Hình ảnh vong xoay trước khi bị tháo dỡ, tượng Trần Nguyên Hãn và Quách Thị Trang đã được di dời từ trước (Ảnh: Internet). |
Bùng binh là nơi có nếp sống tấp nập nhất Sài Thành lúc bấy giờ (Ảnh: Internet). |
Từ một quảng trường trống đến một địa điểm lịch sử và cuối cùng là vòng xoay liên kết những con đường trung tâm. Chẳng có người Sài Gòn nào chưa ít nhất một lần đi qua nơi đây. Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, đây còn là điểm đến mơ ước vào dịp Tết, với không khí nhộn nhịp, những hàng bán bóng bay rực rỡ sắc màu. Với khách du lịch, đây lại là nơi mà nếu không chụp hình check-in cho bằng được thì xem như chưa đến Sài Gòn.
Cầu nối cổng chính của chợ sang khu bùng binh Quách Thị Trang 1970 (Ảnh: Internet). |
Cùng với Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập… chợ Bến Thành và công trường Quách Thị Trang đã tạo nên tam giác vàng của Sài Gòn, là khu vực đắt đỏ, sầm uất nhất và đồng thời cũng là nơi lưu lại nhiều ký ức của người Sài Gòn nhất. Bùng binh chợ Bến Thành là tên gọi thân thuộc mà người Sài Gòn thường nói khi chỉ đường cho nhau.
Vòng xoay Quách Thị Trang hiện tại vẫn được bao quanh bởi rào chắn. |
Khi công trình văn hóa này bị tháo dỡ, giao mặt bằng cho dự án nhà ga ngầm của tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên, rất nhiều người dân tiếc nuối. Tuy nhiên, trong tương lai, vòng xoay Quách Thị Trang sẽ trở thành một quãng trường hiện đại, tượng Trần Nguyên Hãn và Quách Thị Trang sẽ được khôi phục như ban đầu.
Các tuyến đường xung quanh bị thu hẹp do công trường mới. |
Tòa nhà của Tổng công ty Đường sắt Sài Gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ nằm bên cạnh cũng là hình ảnh gắn liền với bùng binh Quách Thị Trang. |
Trạm xe buýt trung tâm trên đường Hàm Nghi, đối diện chợ Bến Thành là nơi di chuyển của nhiều học sinh, sinh viên và người dân TP.HCM |
Công viên 23/9 bên cạnh cũng bị thu hẹp diện tích do công trình hiện tại. |
Vị trí bùng binh |
Cận cảnh bên trong vòng xoay Quách Thị Trang. |
Toàn cảnh vòng xoay Quách Thị Trang và chợ Bến Thành. |
Advertisement
Advertisement