Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Di sản biến mất: Thương xá Tax chỉ còn là bãi đất trống (bài 5)

Chính sách - Hạ tầng

15/11/2019 01:00

Khi Thương xá Tax bị đập phá vào cuối 2016, người Sài Gòn đã vô cùng tiếc nuối song cũng hy vọng về hình dáng của một thương xá mới. Tuy nhiên đến nay, nơi đây vẫn là một bãi đất trống.

Đại lộ Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ ngày xưa là những tuyến đường sầm uất và sang trọng bật nhất bởi những công trình nổi tiếng tọa lạc nơi đây, trong đó có Thương xá Tax - một trong những khu trung tâm thương mại lớn đầu tiên và lâu đời nhất Sài Gòn.

1
Thương xá Tax những năm đầu xây dựng(Ảnh: Internet).

Khởi công xây từ năm 1880, sau đó được tái thiết kế và xây dựng lại vào năm 1924, tính tới nay nếu còn tồn tại, Thương xá Tax đã có 139 năm tuổi. Đây là trung tâm thương mại lâu đời và nổi tiếng hàng đầu tại Sài Gòn với diện tích 9.200m2 nằm ngay trung tâm quận 1.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Thương xá Tax từ lâu đã là nơi gắn bó, lui tới của nhiều tầng lớp, từ người bình dân đến giới thượng lưu, từ người sống trong thế kỷ XX, XXI hay những thế hệ người của hai thế kỷ. Do đó mà nơi đây chứa đựng nhiều bản sắc và cái hồn của phố thị, của nếp sống người Sài Gòn.

Gắn liền với các giai đoạn của lịch sử Sài Gòn, mỗi thời kỳ, Thương xá Tax có một tên gọi và biến đổi về kiến trúc khác nhau.Lúc mới xuất hiện, công trình này có tên “Cửa hàng Charner” (Grands Magasins Channer - GMC) với công năng là trung tâm thương mại.Ngoài các cửa hàng buôn bán, GMC còn có phòng trà (salon de thé) và quán bar kiểu Mỹ (bar Americain) với lời quảng cáo “Vào cửa tự do” (Entrée Libre) để hấp dẫn khách đến vui chơi, mua sắm.

Năm 1942, vì việc kinh doanh trở nên rất thịnh vượng nên “Công ty Thuộc địa các Nhà hàng lớn” xây thêm một tầng lầu. Phần tháp đồng hồ ngoài mặt tiền bị đập bỏ, thay vào đó là hàng chữ GMC. Tòa nhà mang nhiều dáng dấp của một tòa nhà thương mại, nhưng mất đi nét văn hóa từ vẻ “cổ kính” với tháp đồng hồ mang những đường nét kiến trúc Á Đông.

2 Thương xá TAX 1966
Thương xá TAX năm 1966 (Ảnh: Internet)

Từ thập niên 1960, tên GMC được đổi thành “Thương xá Tax”. Sau năm 1975, toàn bộ tòa nhà thuộc sự quản lý của UBND TP.HCM. Đến năm 1978, tòa nhà trở thành Cửa hàng phục vụ thiếu nhi TP.HCM, bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ con được sản xuất bởi các công ty quốc doanh.

Năm 1981, tòa nhà đổi tên thành Cửa hàng bách hóa tổng hợp TP.HCM, trực thuộc Sở Thương nghiệp. Từ năm 1998, thương hiệu “Thương xá Tax” xuất hiện trở lại. Từ khoản thời gian này, thương xá thuộc quyền quản lý của “Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn”, trực thuộc “Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn” với tên thương mại là SATRA.

Năm 2010, UBND TP.HCM thông qua dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax. Ngày 25/9/2014, thương xá Tax chính thức đóng cửa. Theo kế hoạch, việc đập bỏ thương xá sẽ được thực hiện trong năm 2014 để khởi công tòa nhà mới vào đầu năm 2015. Nhưng mãi đến tháng 10/2016, Thương xá mới chính thức bị đập bỏ, trả lại mặt bằng cho công trình mới có 40 tầng cao mang tên Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng khách sạn Satra Tax Plaza.

3 Thương xá TAX trước ngày bị đập bỏ (2016)
Thương xá TAX trước ngày bị đập bỏ(Ảnh: Internet).

Thương xá ngày ấy được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. Nổi bật nhất có lẽ là dãy cầu thang xanh ngay lối vào tòa nhà và nền được trang trí hoa văn bằng gạch mosaic, một lối kiến trúc nghệ thuật của phương Tây.

Sau khi đập bỏ tòa nhà, nền gạch đã được bóc tách bảo trì nguyên trạng, các cầu thang xanh cũng được sửa chữa và phục dựng đúng với thời điểm năm 1924. Theo kế hoạch, các hạng mục bên ngoài của Thương xá Tax cũ sẽ được bảo tồn như bảng hiệu, mái che nắng, các đường nét nhịp điệu của kiến trúc khối đế thời kỳ đầu, nhất là tại góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ.

a
Vẫn với góc nhìn ngày xưa nhưng đến nay Thương xa Tax không còn nữa.
d
Mặt bằng bây giờ là công trường của một dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM

Khi Thương xá chính thực bị đập phá, người dân Sài Gòn đã vô cùng tiếc nuối. Song khi biết được những nét hồn của thương xá ngày xưa sẽ được bảo tồn phục dựng lại, ai ai cũng hy vọng về hình dáng của một thương xá mới. Nhìn lại di sản hôm nay, khu đất mà ngày xưa Thương xá từng hiện hữu vẫn đang được rào chắn kín đáo, chưa có dấu hiệu gì về sự xuất hiện của một công trình mới.

b
Góc nhìn Thương xá từ Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
c
Góc nhìn dưới mái che khách sạn nổi tiếng Rex Hotel.
e
Rào chắn từ công trường lấn át lối đi.
f
Xung quanh thương xá nay vẫn tồn tại chuỗi showroom của các thương hiệu nổi tiếng cao cấp.

Di sản biến mất: Nhà đèn Chợ Quán thành khu phức hợp (bài 6)

Nhà đèn Chợ Quán là nhà máy điện lớn và quan trọng nhất của Sài Gòn thời kỳ trước 1975. Năm 2008, khu vực Nhà đèn Chợ Quán rộng 6,5ha được quy hoạch thành Khu phức hợp văn phòng trung tâm thương mại khách sạn căn hộ.

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement