Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)

Chính sách - Hạ tầng

11/11/2019 08:13

Công viên Chi Lăng vẫn là nơi nghỉ chân của nhiều du khách ghé thăm TP.HCM, nhưng sự chú ý của họ là dành cho những công trình nổi tiếng bên cạnh. Còn công viên, không mấy ai để ý hay biết đến lịch sử về nó.

TP.HCM ngày càng thay đổi với nhiều công trình mới hiện đại được xây dựng. Song hành cùng nó, cũng có rất nhiều kiến trúc cổ xưa bị phá bỏ. Đó là quy luật tự nhiên của cái gọi là “sự phát triển”. Trong dòng chảy ấy, có gần 20 "di sản", công trình đã biến mất trong quá trình xây dựng và phát triển TP.HCM khiến không ít người dân bất ngờ.

Ngày xưa, giữa Sài Gòn, có một công viên rợp bóng cây xanh, nó được mệnh danh là “vườn treo” trong lòng TP.HCM. Lúc đó, góc đường Tự Do - Lê Thánh Tôn (nay là Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn) là nơi mà người Sài Gòn xưa thư giãn với bóng mát trên đầu và chim hót bên tai.

Công viên này được xây dựng vào thời Pháp, 1924 là năm mà công viên được khai trương. Sau năm 1954, nó được lấy tên là Chi Lăng.

Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Công viên Chi Lăng ngày xưa.
Công viên Chi Lăng ngày xưa.

Trong ký ức của người dân Sài Gòn, công viên Chi Lăng là điểm dừng chân thú vị, nơi đây nổi bật với hàng thông xanh và bãi cỏ phong cách rất Tây. Với không gian tĩnh lặng, ngồi tại công viên, ta có thể ngắm nhìn dòng người nhộn nhịp qua lại, phía xa là tháp nhà thờ Đức Bà cao vút. Nơi đây đầy tiếng chim và hoa, có ghế đá, đem đến cho khách tham quan cảm giác lâng lâng, thư thái.

Nhưng đó là khung cảnh ngày xưa, hôm nay, công viên Chi Lăng chỉ còn là một vạt cây xanh nằm cạnh một cao ốc được xây dựng năm 2010 tên là Vincom Center.

Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Công viên Chi Lăng hiện tại được san bằng phẳng, hàng cây cổ thụ cũng biến mất.
Công viên Chi Lăng hiện tại được san bằng phẳng, hàng cây cổ thụ cũng biến mất.

Năm 2010, tại một phiên họp của Hội đồng nhân dân TP.HCM, đại biểu đã yêu cầu Sở Xây dựng phải trả lời hoài nghi của người dân, rằng việc xây dựng tòa nhà có phải đã làm thay đổi công năng công viên hay không. Sở này cho rằng đã yêu cầu chủ đầu tư tòa nhà phải phá bỏ nhiều phần không phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phục hồi nguyên trạng.

Tuy nhiên, thực tế diện tích công viên đã thu hẹp, không thể trồng cây lớn cho bóng mát bởi lớp đất rất mỏng do ngay bên dưới là tầng hầm của tòa nhà, đồng thời lại là nơi đặt hai lối thoát hiểm từ tầng hầm của công trình này.

Đây là hai lối đi thông giữa công viên và tầng hầm của tòa Vincom
Đây là hai lối đi thông giữa công viên và tầng hầm của tòa Vincom

Ngày nay, công viên Chi Lăng đã khoác một tấm áo mới, gò đất được ví như “vườn treo” ngày xưa nay được san bằng trở thành một cái sân rộng bên ngoài cao ốc, bóng cây cũng đã thưa thớt.

Công viên Chi Lăng vẫn là nơi nghỉ chân của nhiều du khách ghé thăm TP.HCM, nhưng sự chú ý của họ là dành cho những công trình nổi tiếng bên cạnh, còn công viên, không mấy ai để ý hay biết đến lịch sử về nó. Vì bây giờ, công viên chẳng khác gì những khoảng sân hóng mát khác của Sài Gòn.

Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Xung quanh công viên Chi Lăng là những công trình nổi tiếng của thành phố,
Xung quanh công viên Chi Lăng là những công trình nổi tiếng của thành phố,
Những hàng cây mới, thưa thớt hơn
Những hàng cây mới, thưa thớt hơn
Thấp thoáng hình ảnh tà áo dài gợi lại bao nhiêu kỷ niệm.
Thấp thoáng hình ảnh tà áo dài gợi lại bao nhiêu kỷ niệm.
Bãi cỏ trong công viên thu hút rất nhiều chim chóc tìm đến.
Bãi cỏ trong công viên thu hút rất nhiều chim chóc tìm đến.
Chúng kiếm ăn, làm tổ và không hề dè dặt con người.
Chúng kiếm ăn, làm tổ và không hề dè dặt con người.
Giữa công viên có một hồ nước nhỏ, cùng với hàng ghế đá, đây là nơi nghỉ trưa, hóng mát của nhiều người làm việc gần đó.
Giữa công viên có một hồ nước nhỏ, cùng với hàng ghế đá, đây là nơi nghỉ trưa, hóng mát của nhiều người làm việc gần đó.
Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Di sản biến mất: Công viên Chi Lăng bị thu hẹp! (bài 1)
Nhiều du khách ghé thăm TP.HCM, sự chú ý của họ dành cho những công trình nổi tiếng bên cạnh, còn công viên, không mấy ai để ý hay biết đến lịch sử về nó.
Nhiều du khách ghé thăm TP.HCM, sự chú ý của họ dành cho những công trình nổi tiếng bên cạnh, còn công viên, không mấy ai để ý hay biết đến lịch sử về nó.

Bài 2: Di sản biến mất: Cầu Nhị Thiên Đường thay áo mới!

Cầu Nhị Thiên Đường gần 100 năm tuổi, từ khi xuất hiện đã trở thành nơi tụ tập của giới cá độ thời tiết ở Sài Gòn-Chợ Lớn đoán nắng đoán mưa, vì nó được coi là cây cầu cao nhất của những cây cầu miệt Chợ Lớn. Hồi tháng 1/2017, cầu được tháo dỡ, xây dựng mới với kinh phí 163 tỷ đồng.

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement