Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Di sản biến mất: Cầu Ba Cẳng độc nhất Đông Nam Á cũng không còn (bài 4)

Chính sách - Hạ tầng

14/11/2019 01:00

Sài Gòn xưa có một cây cầu ba chân, được người dân gọi là cầu Ba Cẳng. Thiết kế độc đáo này được nhiều nhà văn hóa tung hô là độc nhất vô nhị Đông Nam Á nhưng hiện tại cây cầu không còn nữa.

Không thể phủ nhận rằng, chính những dòng kênh và giao thông bằng đường thủy là yếu tố tạo nên một Sài Gòn - Chợ Lớn sầm uất ngày xưa. Những con kênh xung quanh khu vực Chợ Lớn trước đây rất tấp nập ghe thuyền, nếp sống hai bên bờ cũng ít sô bồ vội vã.

bản đò 1
Kênh Hàng Bàng và vị trí Cầu Ba Cẳng ngày xưa.

Nhiều kênh rạch ắt hẳn sẽ có cầu bắt ngang, rất nhiều cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn xưa đã đi vào thơ ca hay tục ngữ vùng này. Người Sài Gòn xưa có câu nói châm biếm “dân chơi cầu Ba Cẳng”, nghe qua hẳn khiến không ít người tò mò, tại sao lại là ba cẳng, cầu gì mà lại ba cẳng!

Đúng vậy, Sài Gòn xưa có một cây cầu như thế, nó có ba chân, được người dân gọi là cầu Ba Cẳng. Thiết kế độc đáo này được nhiều nhà văn hóa tung hô là độc nhất vô nhị Đông Nam Á, và tất nhiên, hiện tại cây cầu không còn nữa.

bản đò 2
Ảnh Cầu Ba Cẳng xưa (Intermet).

Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị sập vào năm 1990.

Cầu có tên tiếng Pháp là Pont des 3 arches, xây bởi công ty Brossard et Mopin, đây là công ty xây chợ Bến Thành năm 1914. Trước đây, cầu có một số tên khác như Khâm Sai vì được quan khâm sai người Pháp đứng ra xây dựng hoặc cầu Ba Miệng, cầu Ba Chưng (chân). Nhưng dần chẳng ai nhớ đến cái tên nguyên thủy mà đều gọi theo thói quen, đúng với hình dáng thiết kế của nó là Ba Cẳng.

Thiết kế cầu có 3 chân là 3 lối bậc thang đi lên, xây bằng bê tông cốt thép, chỉ dành riêng cho người đi bộ. Việc phải thiết kế 3 chân theo 3 hướng vì cầu nằm ngay ngã ba rạch. Cầu có một vòm nhịp, tạo khoảng không cho ghe thuyền qua lại, thuận tiện cho cư dân hai bên bờ, nơi giao thương đường thủy tấp nập của khu Chợ Lớn xưa.

Người Sài Gòn xưa chọn cầu Ba Cẳng làm lối đi bộ ngắn và tiện lợi để sang chợ Kim Biên (quận 5), đồng thời cũng là nơi bà con chòm xóm rủ nhau lên hóng gió, hàn huyên mỗi chiều tà. Người đi xe đạp muốn sang bên kia rạch thì phải vác xe lên vai rồi cuốc bộ.

Cụm từ “dân chơi cầu Ba Cẳng” thì có nhiều giải thích khác nhau. Người ta kể rằng hồi năm 1955, có một đám côn đồ sau khi làm việc phi pháp bị hai ông cảnh sát rượt đuổi. Chúng chạy lên cầu Ba Cẳng. Vì cầu có ba hướng lên xuống mà cảnh sát chỉ có hai người, do đó, chỉ chặn được hai ngã. Bởi vậy, đám côn đồ thoát thân may mắn. Từ đó người ta nói “dân chơi cầu Ba Cẳng” với ngụ ý châm biếm là dân giang hồ dám làm mà không dám chịu, nhưng lại nhờ may mắn mà thoát được nạn.

Cũng có một câu chuyện khác kể về cái tên “dân chơi cầu Ba Cẳng” là gắn liền với một người tên Mã Ban ở khu này ngày xưa, ông từng là nỗi khiếp sợ của đám du đãng ở Chợ Lớn. Cũng vì có thể trấn áp đám đu đãng nên Mã Ban dần trở thành bảo kê, được các chủ quán người Hoa “lì xì”, sau có một ông chủ người Hoa gả con gái cưng cho. Người ta kể rằng Mã Ban rất chịu chơi và thường chơi quá đà, mấy lần sạt nghiệp, từ đó mà có cụm từ “dân chơi cầu Ba Cẳng”.

Năm 1990, cầu Ba Cẳng bị sập, dân cư vùng này ngày càng đông đúc nên chẳng ai đoái hoài tới việc này. Con kênh Hàng Bàng, nơi cây cầu độc đáo tọa lạc ngày xưa rộng rãi bao nhiêu, nay đã bị san lấp thu hẹp bấy nhiêu, ước tính đến 90% diện tích kênh đã mất, trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văn Khoẻ hiện tại.

bản dò 33
Bản đồ vùng kênh Hàng Bàng hiện tại, nơi từng tọa lạc cây cầu độc đáo. Những mái nhà nằm giữa đường Bãi Sậy và Phan Văn Khỏe ngày xưa là lòng kênh.

Hôm nay, nhà cửa mọc lên phủ kín bờ rạch Hàng Bàng, che khuất dấu vết cây cầu ngày xưa, tình trạng ô nhiễm rác thải tại đây cũng rất nghiêm trọng.

cầu 1
Góc nhìn chân Cầu Ba Cẳng bên phía đường Bãi Sậy.
cầu 2
Vị trí ngã ba hiện tại là một công trường giang dở nằm trong dự án khôi phục kênh Hàng Bàng của TP.HCM.
cầu 3
Trước kia, nơi đây là chân cầu Ba Cẳng (phía đường Bãi Sậy).
cầu 4
Đây là vị trí chân cầu bên đường Vạn Tượng.

Giữa năm 2018, TP.HCM quyết định chi hơn 2.000 tỷ đồng đào lại kênh Hàng Bàng bị lấp 15 năm trước để khơi thông dòng chảy, tạo lại cảnh quan cho khu này. Theo kế hoạch, con kênh được đào rộng 11m như ban đầu, kéo dài gần 1.400m, hai bên sẽ trồng cây xanh.

Gần 950 hộ dân dọc hai bên dòng kênh (từ đường Lò Gốm đến Ngô Nhân Tịnh) sẽ bị giải tỏa trắng. Việc đào lại kênh Hàng Bàng sẽ giảm tải nước cho kênh Lò Gốm và nhiều tuyến đường cạnh đó vốn là điểm ngập úng suốt thời gian dài.

Đến nay dự án kênh Hàng Bàng đã hoàn thành hồi phục 390m đoạn kênh Phan Văn Khỏe và 150m đoạn kênh Vạn Tượng. Các đoạn kênh được hồi phục có mặt kênh rộng 12m, đáy kênh rộng 4m và sâu 4.5m, tuy nhiên đoạn kênh ven đường Bãi Sậy vẫn chưa được “động” đến do dân cư vẫn chưa giải tỏa hoàn toàn.

đg 1
Nhiều năm trước, con đường Ngô Nhân Tịnh này là lòng kênh.
kênh 1
Đoạn ngắn kênh Hàng Bàng đã được khôi phục
kênh 2
Phần còn lại vẫn là nhà dân lấn chiếm.
kênh 3
Rác thải ngập tràn, ô nhiễm.
kênh 4
Dự án khôi phục dòng kênh vẫn còn giang dở do vường mắc giải tỏa.

Di sản biến mất: Thương xá Tax chỉ còn là bãi đất trống (bài 5)

Khi Thương xá Tax bị đập phá vào cuối 2016, người Sài Gòn đã vô cùng tiếc nuối song cũng hy vọng về hình dáng của một thương xá mới. Tuy nhiên đến nay, nơi đây vẫn là một bãi đất trống.

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement