Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đến TP.HCM, sinh viên và người ngoại tỉnh

Sức khỏe

19/04/2017 07:00

Sinh viên và người lao động ngoại tỉnh về TP.HCM học tập và làm việc cần được tăng thêm hiểu biết về giao thông đô thị. Những người này đang là chủ thể tác động trực tiếp đến tình hình giao thông tại TP.HCM mỗi ngày.

Đó là quan điểm của ông NGUYỄN ĐÌNH TRUNG, chủ tịch hội đồng quản trị - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh, khi chia sẻ về việc xây dựng văn hóa giao thông.

Ông Trung nói: “Tai nạn giao thông là nỗi đau có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ gia đình nào. Câu chuyện nóng hổi ở Ấn Độ mới đây là một ví dụ rất thực tế, nữ MC truyền hình của Ấn Độ đang đọc bản tin tai nạn giao thông thì phát hiện người gặp nạn không ai khác chính là chồng cô ấy. Nên chúng ta cũng đừng nghĩ rằng xây dựng văn hóa giao thông là cho xã hội, mà phải thấy điều đó thật sự tốt đối với bản thân và chính người thân của chúng ta”.

Vô tư chạy trên vỉa hè (đường Nguyễn Văn Cừ, Q.1, TP.HCM) dù có biển cảnh báo phạt tiền - Ảnh: H.Khoa

Hãy là người đầu tiên

* Ông nhận thấy thói quen đi đường của mỗi người ảnh hưởng thế nào tới xã hội?

- Hiệu ứng đám đông xảy ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lĩnh vực xã hội - kinh tế nào chứ không riêng gì mảng giao thông. Báo chí từng đưa tin rất nhiều vụ việc mang tính đám đông tiêu cực như vụ lật xe chở bia ở Đồng Nai cách đây ba bốn năm.

Kết quả là tài xế xe chở bia không thể nào kiểm soát được tình hình khi từng người, từng người một đua nhau nhặt bia... mang về. Cũng là hiệu ứng đám đông nhưng vụ việc người dân giúp tài xế thu gom hơn 10 tấn dưa hấu ở Huế mới đây lại cho kết quả tích cực.

Trong giao thông cũng thế, chúng ta quan sát mỗi ngày và thấy đều có hiệu ứng đám đông hoặc tiêu cực hoặc tốt đẹp. Ở một giao lộ nào đó, nếu có một chiếc xe lấn tuyến đầu tiên, ắt sẽ có chiếc xe thứ hai, thứ ba... thứ n và lúc này tình hình trật tự giao thông sẽ mất kiểm soát. Ngược lại, nếu chiếc xe đầu tiên dừng ngay khi có đèn vàng, lần lượt các xe sau sẽ “tự động” dừng lại...

* Như vậy cần phải dẫn dắt để tạo hiệu ứng đám đông tích cực trong giao thông?

- Thực tế là rất nhiều người không nghĩ, không muốn mình là người đầu tiên dẫn dắt sự việc. Nhưng như tôi đã nói ở trên, an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và người thân, nên mỗi người cần phải thúc đẩy những hành vi lành mạnh trong di chuyển, đi đường để trước tiên bảo vệ mình và gia đình. Vì thế nếu muốn đi đường an toàn hơn, bất cứ ai cũng cần phải làm người đầu tiên dẫn dắt đám đông đến các hành vi giao thông đúng mực, đúng luật.

Ông Nguyễn Đình Trung - Ảnh: HỮU KHOA

Bắt đầu bằng những việc thiết thực

* Theo ông, làm thế nào để mỗi công dân có thói quen, hành vi giao thông lành mạnh, đúng mực và lối sống đó trở thành xu hướng chung của xã hội?

- Thói quen giao thông sẽ ảnh hưởng đến hành vi giao thông của mỗi cá nhân, thay đổi thói quen là một điều không dễ, nhưng nếu kiên trì thực hiện ắt sẽ có giải pháp. Ở những TP như Hà Nội và TP.HCM, tôi cho rằng có thể phân chia đối tượng để từ từ điều chỉnh hành vi giao thông của mỗi người, trong đó phải xác định đối tượng lưu thông chính trên đường bộ của mỗi TP là gì để hướng trọng điểm vào đó. Đối tượng mà tôi cho là chủ thể và tương lai hình thành nên văn hóa giao thông đô thị tại TP.HCM chính là sinh viên, người lao động ngoại tỉnh và học sinh.

Sinh viên và người lao động ngoại tỉnh về TP.HCM học tập và làm việc cần được tăng thêm hiểu biết về giao thông đô thị. Những người này đang là chủ thể tác động trực tiếp đến tình hình giao thông tại TP.HCM mỗi ngày, nên các cơ quan ban ngành và kể cả các doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ để họ có thêm nhiều kỹ năng về lối sống đô thị, trong đó có kỹ năng tham gia giao thông.

Xã hội giúp đỡ những người này bằng nhiều cách như các trường đại học có thể phối hợp với các cơ quan liên quan mở những lớp học về kỹ năng sống ở đô thị; các phường, xã có thể mở những lớp như vậy cho người nhập cư vào TP...

Ngoài ra, TP nên có những đội thanh niên xung kích hướng dẫn tuyên truyền giao thông, làm những buổi biểu diễn lưu động với những nội dung cụ thể, dễ hiểu: dừng xe đúng vạch, nhường đường cho xe buýt, cho người đi bộ, qua đường đúng vạch...

Đối với học sinh, những chủ thể tương lai của giao thông đô thị TP, thì thói quen và hành vi giao thông của các em sẽ được bắt đầu từ những bài học ở trường. Nhà trường cần dạy cho học sinh những kỹ năng này càng sớm, càng nhiều và càng thiết thực thì càng hữu ích.

Hiện nay, Công ty Hưng Thịnh đang phối hợp với báoTuổi Trẻthực hiệnCẩm nang văn hóa giao thôngđể phát miễn phí cho học sinh, sinh viên và những người lao động ngoại tỉnh, dự kiến giữa tháng 5 sẽ phát hành. Chúng tôi hi vọng cẩm nang này sẽ giúp tăng thêm kỹ năng tham gia giao thông cho một số người.

* Là một doanh nhân chuyên về địa ốc, ông có thể chia sẻ lý do vì sao lại rất tâm huyết với vấn đề xây dựng văn hóa giao thông?

- Trong lễ phát động diễn đàn “Văn hóa giao thông” do báoTuổi Trẻtổ chức, hôm 26-2, tôi đã có nói qua về lý do này. Các vấn đề xã hội mà tôi tâm huyết thì rất nhiều, nhưng đề xuất ý tưởng thực hiệnCẩm nang văn hóa giao thôngvới báoTuổi Trẻtrước tiên vì tôi cho là những vấn đề có thể làm được thì thực hiện ngay. Đó cũng là một cách để từng bước hiện thực hóa sứ mệnh của doanh nghiệp đối với cộng đồng, xã hội và trước nhất là đối với TP - nơi đang cưu mang doanh nghiệp mình.

Dạy trẻ những kỹ năng cụ thể

* Là một phụ huynh, ông mong muốn con mình được giáo dục về văn hóa giao thông ra sao khi ở trường?

- Tôi nghĩ đối với trẻ em, bài học mà trẻ thẩm thấu được nhiều nhất chính là mắt thấy, tai nghe và được thực hành bằng những kỹ năng cụ thể. Đơn giản là những kỹ năng như chạy xe đúng làn, khoảng cách xe an toàn, nhường đường trên giao lộ và những quy định pháp luật liên quan, những câu chuyện có kết quả tốt khi người tham gia giao thông biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác...

Tại TP.HCM, có nhiều trường học đã bắt đầu dạy cho trẻ kỹ năng đi bộ trên đường đô thị, đi trên vỉa hè... Là một phụ huynh, tôi thấy hân hoan với những điều mà nhà trường đang làm như vậy, những điều gắn với cuộc sống thường ngày.

“Muốn một người thay đổi thói quen trong giao thông cần bắt đầu từ sự hiểu biết của chính họ, cộng với việc kiện toàn các quy định pháp luật, thực thi nghiêm và có cơ sở hạ tầng phù hợp với các quy định đó. Chúng ta không cần chờ đủ các điều kiện, mà phải hành động ngay trong chính điều kiện thực tế của đường sá ở TP 
chúng ta

Ông NGUYỄN ĐÌNH TRUNG

MAI HOA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement