Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đề xuất làm việc ở nhà vào những ngày ô nhiễm không khí báo động xấu

Cần biết

04/12/2019 08:33

Đây là hoạt động nhằm bảo vệ sức khỏe cá nhân trong những ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức báo động tím, mức xấu cho sức khỏe.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 ℳg/m3, cao hơn gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 ℳg/m3. Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn nhiễm vốn có. Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức kém, ở TP. Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn.

Đề xuất làm việc ở nhà vào những ngày ô nhiễm không khí báo động xấu.
Đề xuất làm việc ở nhà vào những ngày ô nhiễm không khí báo động xấu.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề ô nhiễm không khí và tầm nghiêm trọng của nó với sức khỏe vẫn chưa đúng mức. Do đó, tuy họ cảm nhận được sự thay đổi của không khí xung quanh theo chiều hướng xấu đi thông qua các giác quan thị giác, khướu giác, họ vẫn chọn cách “ra đường bất chấp” với trang bị bảo vệ sức khỏe thô sơ hoặc thậm chí không trang bị.

Chiến dịch được mở đầu bằng video clip “Ở nhà ngày ô nhiễm”, một người sếp nữ đang chuẩn bị cho con đi học thì bỗng có một cuộc điện thoại thông báo hôm nay trường cho nghỉ học vì sự cố thời tiết, tiếp nối sau là một chuỗi email nghỉ phép của các nhân viên. Để cuối cùng phát hiện ra, nguyên nhân là vì ngày hôm đó ô nhiễm không khí tăng cao.

Thông qua video clip này, CHANGE muốn giới thiệu một giải pháp đến với cộng đồng đặc biệt là các lãnh đạo doanh nghiệp, xem xét đưa “làm việc ở nhà” khi những ngày chỉ số chất lượng không khí mức báo động tím vào chính sách của công ty cũng như nhân viên văn phòng có thể chủ động xin được “làm việc ở nhà” vào những ngày này.

Với hướng đề xuất đó, bà Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Saatchi & Saatchi Việt Nam cho biết “Làm việc tại nhà tuy không phải là một phương án tối ưu, nhưng sẽ là một giải pháp linh hoạt cho các tổ chức và doanh nghiệp nên áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên cũng như góp phần giảm khí thải. Hãy làm việc ở nhà trong những ngày không khí bị ô nhiễm cao độ, như một hành động cụ thể để góp phần làm trong sạch môi trường”. 

Bên cạnh đó, CHANGE cũng phỏng vấn người dân tại địa bàn Hà Nội, bao gồm người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng, người nổi tiếng, người làm trong các tổ chức xã hội quan điểm của họ về ô nhiễm không khí, cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân. MC Phan Anh chia sẻ “Tôi rất lo lắng, không phải bởi những cái chỉ số được đưa ra trên báo, trên truyền thông đâu mà mình có thể cảm nhận được ngay. Tôi nghĩ là mình nên ở trong nhà, khi mình đi ra ngoài đường vào lúc ô nhiễm quá và thêm sự nóng nực thì nhìn thấy mọi người không có ai là vui vẻ cả”

 “Có lẽ cách duy nhất để người Việt mình đối phó với ô nhiễm không khí là đeo khẩu trang khi ra đường. Nhưng vì bị hội chứng sợ không gian kín (claustrophobia), đeo khẩu trang cũng thấy khó chịu bức bối vô cùng, nên anh sẽ hạn chế ra đường và ở nhà cho lành vào những ngày ô nhiễm nặng. Ít nhất là giảm được một chiếc xe máy ở ngoài đường thì cũng giảm đi chút ô nhiễm không khí” - anh Trọng Nguyễn, Giám đốc Sáng tạo của Dinosaur cho biết.

Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đang ở mức báo động.
Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đang ở mức báo động.

Trên thế giới, khi ô nhiễm không khí tăng cao, Thái Lan lần đầu tiên đã thông báo nghỉ học cho hơn 400 trường trong khu vực có nồng độ ô nhiễm không khí vượt ngưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe của “thế hệ tương lai”. Cùng lúc, thủ đô Thái Lan - Bangkok cũng tiến hành các chiến dịch phun nước trong thành phố lẫn vùng lân cận nhằm giảm thiểu nồng độ bụi mịn quanh trường học và những tuyến đường chính. Ấn Độ trong đợt ô nhiễm trầm trọng vào tháng 10 vừa rồi, ông Arvind Kejriwal - Thủ Hiến Thành Phố New Delhi, nơi mệnh danh là “phòng hơi ngạt” đã thông báo đóng cửa toàn bộ trường học trong khu vực. Chưa hết, chính phủ còn đưa ra chính sách hạn chế cả phương tiện cá nhân trong thành phố và cung cấp khẩu trang miễn phí cho ai buộc phải ra đường.

Bà Nguyễn Thị Cát Tường, Quản lý dự án của Tổ chức CHANGE, cũng chia sẻ về tầm quan trọng của truyền thông nâng cao nhận thức đối với những tác động sức khoẻ do vấn đề ô nhiễm không khí. Bà chia sẻ: “Trong thời gian vừa qua, CHANGE đã thực hiện khảo sát trên diện rộng nhằm đánh giá về nhận thức của người dân của các đô thị lớn tại Việt Nam đối với vấn đề ô nhiễm không khí và chúng tôi nhận thấy dù phần lớn người dân đã ý thức được sự suy giảm của chất lượng không khí xung quanh, đa số vẫn khá chủ quan và chưa có biện pháp kịp thời và đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ cá nhân trong mùa ô nhiễm không khí tăng cao.

 Chúng tôi cũng nhận thấy việc đưa ra cảnh báo từ chính quyền cho người dân khi chỉ số chỉ số chất lượng không khí tăng cao đóng vai trò rất quan trọng để người dân, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ và các trường học có biện pháp ứng phó kịp thời, vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ ô nhiễm không khí”.

 “Ở nhà ngày ô nhiễm” là hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ chiến dịch “Không khí sạch, Bầu trời xanh” do CHANGE thực hiện xuyên suốt năm 2019.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement