Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đề xuất giãn lộ trình Thông tư 36, ngân hàng nào được lợi?

Ngân hàng

29/08/2017 02:24

Các ngân hàng hiện có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao sẽ được lợi hơn từ sự điều chỉnh này.

NHNN gần đây đã ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36 (thông tư này đã được sửa đổi trước đó bởi Thông tư 06/2016).

Tại dự thảo sửa đổi lần này, lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn một lần nữa được điều chỉnh. Theo đó, tỷ lệ này sẽ ở mức 45% vào năm 2018 và xuống mục tiêu 40% vào năm 2019 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nếu được thông qua, việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% (năm 2016) xuống 40% sẽ được lùi lại 2 năm so với những ý kiến ban đầu khi thực hiện sửa đổi Thông tư 36.

Theo công ty chứng khoán HSC, kể từ khi Thông tư 06 có hiệu lực vào ngày 1/7/2016, các NHTM đã đẩy mạnh cho vay kỳ hạn ngắn đồng thời tích cực hơn trong việc huy động vốn trung dài hạn, từ huy động tiền gửi khách hàng ở các kỳ hạn dài hơn và phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Trong phạm vi các NHTM niêm yết công ty này theo dõi, tại thời điểm cuối tháng 6, cho vay kỳ hạn ngắn tăng 27% so với cùng kỳ; Tại thời điểm cuối tháng 6, cho vay trung dài hạn tăng 15,8% so với cùng kỳ. Theo đó tỷ trọng cho vay kỳ hạn ngắn trong tổng dư nợ cho vay tăng từ 48,6% trong Q2/2016 lên 51% trong Q2/2017.

Các khoản vay ngắn hạn thường là cho vay các doanh nghiệp để làm vốn lưu động. Trong khi đó cho vay trung dài hạn thường là cho vay mua nhà và cho vay cá nhân với kỳ hạn dài, bên cạnh cho vay đầu tư các dự án dài hạn và sản xuất.

Tuy nhiên, HSC cũng lưu ý trên thực tế khó có thể biết việc thay đổi cơ cấu cho vay xuất phát từ nhu cầu khách hàng hay từ NHTM. Nhưng nói chung các NHTM thường đặt ra tỷ lệ tối đa cho từng hình thức cho vay, bao gồm cả theo kỳ hạn.

“Do vậy có thể nói rằng xu hướng này phản ánh cả mối quan ngại và hành động của các NHTM nhằm hạn chế sự mất cân đối kỳ hạn khi trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống”, HSC khẳng định.

Huy động khách hàng lại có xu hướng ngược lại với huy động khách hàng kỳ hạn ngắn tăng 19,2% so với cùng kỳ trong khi huy động khách hàng trung dài hạn giảm 0,7% so với cùng kỳ. Nhưng nếu bao gồm cả giấy tờ có giá thì tổng vốn huy động kỳ hạn ngắn tăng 20% so với cùng kỳ còn tổng vốn huy động trung dài hạn tăng 10,8% so với cùng kỳ trong quý II/2017. Nói chung, tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn giảm từ 15,5% cuối quý II/2016 xuống 14,5% cuối quý II/2017.

HSC chỉ ra áp lực huy động vốn trung dài hạn đã tạo ra hệ quả là chi phí huy động tăng khoảng 0,3% so với cùng kỳ. Với NHTM với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao như Eximbank thì chi phí huy động tăng 0,53% so với cùng kỳ; SHB tăng 0,45%; VPBank (ngân hàng mẹ) tăng 0,37%.

Theo thống kê, hiện có 5/10 ngân hàng đã niêm yết vẫn có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trên 40% vào cuối tháng 6/2017. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro tăng trưởng tín dụng chậm lại vào cuối năm nay, là thời điểm được kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc.

Với việc NHNN dự thảo sẽ lùi thời gian thực hiện điều chỉnh xuống 40% thêm hai năm nữa (ở mức 45% vào năm 2018 và xuống 40% vào năm 2019), phân tích của HSC cho thấy: Một số ngân hàng sẽ được lợi hơn một số khác. Cụ thể, hiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bình quân toàn ngành theo báo cáo của NHNN là 33,35% vào cuối tháng 5/2017 so với tỷ lệ 30,86% trong Q1/2016, cho thấy xu hướng tăng ngược với định hướng của NHNN mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức trần mới.

Theo HSC, hiện tỷ lệ nợ ngắn hạn cho vay trung dài hạn bình quân của các NHTM có vốn nhà nước là 37,16% (cuối Q1/2016 là 34,25%). Tỷ lệ nợ ngắn hạn cho vay trung dài hạn bình quân của các NHTMCP là 35,76% (cuối Q1/2016 là 35,65%).

Còn cụ thể theo từng ngân hàng, HSC đã phân nhóm, trong số các NHTMCP có quy mô trung bình và lớn, ước tính các ngân hàng như VPBank, Techcombank, Eximbank, SHB, LienVietPostBank, VIB có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao hơn, dao động từ 45% đến 50%.

Trong số các NHTM có vốn nhà nước, Vietcombank duy trì tỷ lệ này khoảng mức 30% trong khi tỷ lệ này của VietinBank khoảng 35% và của BIDV là trên 40%. “Rõ ràng các ngân hàng hiện có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao sẽ được lợi hơn từ sự điều chỉnh này.”, HSC nhấn mạnh.

Tín dụng hiện tăng 9,3% so với đầu năm, do đó dư địa tăng trưởng còn rất lớn công bố từ đầu năm. Do phần lớn các ngân hàng đều đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2017 dựa trên hạn mức tăng trưởng 16% tối đa này. Hiện tại, việc nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 20% cho hầu hết các ngân hàng đã niêm yết sẽ tác động đáng kể lên lợi nhuận năm 2017 của các ngân hàng.

MAI NGỌC (Trí thức trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement