24/07/2019 15:56
Đế chế thức ăn nhanh Jollibee chi 350 triệu USD thâu tóm Coffe Bean
Jollibee, chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất nhì của châu Á, sẽ chi 350 triệu USD để thâu tóm Coffee Bean & Team Leaf (CBTL).
Theo SCMP, công ty Jollibee Foods (trụ sở tại Philippines) dự kiến chi khoảng 350 triệu USD để mua lại 80% vốn công ty sở hữu chuỗi cửa hàng cà phê Coffee Bean & Tea Leaf. Đây là thương vụ mua lại lớn nhất mà hãng thực phẩm tới từ Philippines từng thực hiện.
Đại diện Jollibee tiết lộ công ty sẽ đầu tư trước 100 triệu USD vào công ty có trụ sở tại Singapore, là liên danh do hai đối tác Singapore và Việt Nam thành lập để quản lý thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf.
Theo tìm hiểu, đơn vị sở hữu bản quyền thương hiệu chuỗi cà phê nói trên hiện nay là IFB Holdings có trụ sở tại Singapore.
Một cửa hàng của Jollibee. |
Ngoài khoản đầu tư 100 triệu USD ban đầu, Jollibee cũng dự kiến ứng 250 triệu USD cho công ty phía Singapore để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 80% vốn điều lệ.
Tony Caktiong cho biết trong một tuyên bố, việc mua lại Coffee Bean & Tea Leaf sẽ là thương vụ lớn nhất và đa quốc gia nhất của Jollibee cho đến nay, với sự hiện diện của mình tại 27 quốc gia. Doanh số bán hàng sẽ tăng 26% bằng việc mở rộng chuỗi mạng lưới cửa hàng của mình.
Jollibee hiện có 1.150 cửa hàng tại Philippines và chiếm thị phần lớn hơn ở Philippines so với hai đối thủ lớn nhất cộng lại, cũng như 234 cửa hàng ở nước ngoài tại 15 vùng lãnh thổ. Đây là chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 24 trên toàn cầu - bao gồm cả chuỗi cà phê theo số lượng chi nhánh và xếp thứ 5 trong số các công ty không đến từ Mỹ.
CBTL có trụ sở tại Los Angeles có 1.189 cửa hàng trải rộng khắp Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông, và đang phát triển nhanh chóng ở Châu Á. Gần 3/4 các cửa hàng của họ là nhượng quyền.
Nguồn gốc đế chế Jollibee Caktiong sinh ra trong một gia đình nghèo khó di cư từ miền Đông Nam Trung Quốc sang Philippines với mong muốn thoát khỏi cảnh cơ cực, có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, anh đã bắt tay vào công việc kinh doanh nhà hàng từ khi còn rất trẻ, khi mà cha anh cũng bắt đầu mở một nhà hàng. Với sự giúp đỡ của toàn bộ gia đình, nhà hàng đó đã đem lại thu nhập và điều đó đã giúp Caktiong có thể đủ tiền theo học chuyên ngành kĩ sư hóa học tại Manila. Vào năm 22 tuổi, trong một lần đi thăm nhà máy kem, anh đã vô cùng thích thú và bắt đầu chính thức đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng: dựa vào số tiền tiết kiệm của gia đình, anh đã nắm lấy cơ hội nhượng quyền thương mại của hãng kem Magnolia Dairy và mở hai cửa hàng kem. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh đã thêm các món nóng và sandwiches vào thực đơn, và những món đó đã được minh chứng thực tế rằng chúng còn được ưa thích hơn cả kem. Ba năm sau đó, vào năm 1978, anh đã quyết định tận dụng sự phát triển này, ngưng việc nhượng quyền thương hiệu Magnolia và chuyển sang kinh doanh chi nhánh thức ăn nhanh. Nhận ra rằng cần có tên thương hiệu và logo cho doanh nghiệp mới của mình, Caktiong và gia đình của anh đã quyết định sử dụng hình ảnh một con ong đỏ đang mỉm cười. Họ chọn hình tượng con ong bởi nó gợi liên tưởng tới sự chăm chỉ và bởi vì mật ong đại diện cho những điều ngọt ngào trong cuộc sống. Cụm từ “jolly” được đặt lên phía trước có ý nghĩa bao hàm cho sự vui vẻ, hạnh phúc. Jollibee đã đầu tư hàng triệu pesos để đăng kí thương hiệu “ bee – con ong” ở Philippines và các quốc gia khác. |
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp