Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đề án Mobile Money được Ngân hàng Nhà nước trình lên Thủ tướng hoạt động như thế nào?

Ngân hàng

10/05/2020 06:49

Ngày 9/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình lên Thủ tướng chính phủ đề án Mobile Money. Vậy Mobile Money là gì và hoạt động như thế nào?

Theo ZingNews, tại hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp ngày 9/5, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình Thủ tướng quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Đề án Mobile Money được Ngân hàng Nhà nước trình lên Thủ tướng hoạt động như thế nào?

Song song đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Đây là bước đi quan trọng trong quá trình triển khai chính thức Mobile Money, dịch vụ được các nhà mạng lớn chuẩn bị sẵn sàng tham gia bấy lâu nay.

Năm 2019, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VNPT (công ty mẹ của Vinaphone) đều đã đăng ký thêm ngành nghề "trung gian thanh toán", dọn đường cho việc cung cấp dịch vụ Mobile Money khi được cấp phép.

Mobile Money là gì?

Nếu như sử dụng ví điện tử hiện nay như Momo, Zalopay, ViettelPay..., người dùng khi muốn thanh toán dịch vụ giá trị nhỏ phải chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng qua ví, rồi từ đó thanh toán dịch vụ.

Dịch vụ thanh toán có thể là mua thẻ nạp điện thoại, thanh toán hóa đơn, vay tiêu dùng... Tất cả dịch vụ này được ví điện tử làm trung gian thanh toán để tiện lợi cho người tiêu dùng.

Nay với dịch vụ thanh toán điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng - Mobile Money, người dùng chỉ cần tài khoản di động là có thể sử dụng trả tiền ngay cho mọi dịch vụ giá trị nhỏ nhanh chóng, thuận tiện mà không cần qua trung gian thanh toán này.

Điều này được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng khi mà tài khoản điện thoại có thể dễ dàng nạp tại bất kỳ đâu, cũng như dễ dàng tại các cửa hàng trực tuyến... Người dùng khi cần chỉ việc thanh toán là xong cho mặt hàng mình cần.

Với hình thức Mobile Money, không cần tài khoản ngân hàng và ví điện tử, người dùng vẫn có thể thanh toán nhanh. Đây được xem là lợi điểm nhất của Mobile Money tính đến thời điểm hiện giờ.

Rủi ro khi sử dụng Mobile Money ở Việt Nam

Hiện dịch vụ Mobile Money đã có mặt tại hơn 90 quốc gia với gần 870 triệu tài khoản đăng ký, 272 ứng dụng, doanh số giao dịch mỗi ngày bình quân 1,3 tỷ USD. Tại Châu Á, Thái Lan và Ấn Độ, dịch vụ này cũng đang phát triển nhanh với một nửa hoặc 2/3 người lớn có tài khoản mobile.  

Báo Đầu tư dẫn báo cáo của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV cho biết, tiền di động hiện đang hoạt động tại 90 quốc gia với gần 870 triệu tài khoản đăng ký, 272 ứng dụng, doanh số giao dịch mỗi ngày bình quân 1,3 tỷ USD và hơn 1 triệu tài khoản duy trì hoạt động trong ít nhất là 90 ngày.

Dù có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự thuận tiện, chi phí thấp, khả năng phủ sóng tốt… Tuy nhiên, Mobile Money cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: dữ liệu có thể thiếu chính xác (do việt Nam còn sử dụng nhiều sim rác), bảo mật dữ liệu khách hàng của nhà mạng kém hơn ngân hàng, khó kiểm soát hoạt động của các đại lý, có thể bị lợi dụng cho các mục đích gian lận, bất hợp pháp, nguy cơ mất tiền của khách hàng cao hơn ngân hàng…  Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo vệ tiền trong tài khoản của người dân cũng như chống gian lận, NHNN, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan rất thận trọng trong đưa ra hành lang pháp lý trước khi cấp phép thử nghiệm Mobile Money.

Các nước sử dụng Mobile Money như thế nào?

Tại Bangladesh, từ nhiều năm trước, Mobile Money đã được triển khai cho nông dân và nhiều loại hình khác.

Cụ thể, vào mỗi vụ mùa, người nông dân khi bán sẽ được thanh toán qua tài khoản di động. Việc này được cho là tiện lợi rất nhiều khi mà họ có thể an tâm hơn cho việc bảo quản tiền của mình.

Pakistan cũng khá tương đồng khi hơn một nửa số lượng người dùng di động sử dụng điện thoại để mua sắm và thanh toán hàng hóa.

Mobile money hiện cũng đang được triển khai tốt tại Philippines sau một thời gian dựa vào đối tác ngân hàng. Đến nay thì dịch vụ này đã hoàn toàn độc lập.

Tại Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan, thanh toán di động cũng khá ổn dù thấp hơn hai quốc gia trên. Riêng tại châu Mỹ và châu Á hiện vẫn chưa được gọi là thịnh hành lắm khi hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng vẫn rất phổ biến.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement