Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đây là 2 kịch bản đáng lo dù Joe Biden hay Donald Trump đắc cử

Kinh tế thế giới

05/11/2020 07:20

Dù Joe Biden hay Donald Trump đắc cử, thị trường cũng đang lo về hai kịch bản tồi tệ: tranh cãi hậu bầu cử và chính phủ bất đồng.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đi đến hồi kết, dù kết quả nghiên về phía nào thị Bloomberg cũng cho rằng sẽ có hai kết quả khiến các nhà đầu tư phải lo lắng: Một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, hoặc một tổng thống Joe Biden với một Thượng viện của Đảng Cộng hòa.

Tổng thống Donald Trump tự xưng mình là người chiến thắng vào chiều theo giờ Việt Nam, và tuyên bố rằng ông sẽ yêu cầu Tòa án Tối cao can thiệp khi kết quả có vẻ như sắp kết thúc ở nhiều bang chiến trường. Hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ dao động giữa tăng và lỗ, lợi suất kho bạc tăng vọt do lo ngại mới về cuộc tranh cãi kéo dài sau bầu cử.

Ông Joe Biden bất ngờ dẫn trước Donald Trump ở bang Michigan khi vừa bước sang ngày tranh cử thứ 2 tính theo giờ Mỹ. Nguồn: Google
Ông Joe Biden bất ngờ dẫn trước Donald Trump ở bang Michigan khi vừa bước sang ngày tranh cử thứ 2 tính theo giờ Mỹ. Nguồn: Google

Peter McCallum, chiến lược gia về tỷ giá tại Mizuho International ở London, cho biết: “Điểm uốn chính đối với thị trường sẽ là liệu chính phủ - dù là Biden hay do Trump lãnh đạo - có bị chia rẽ hay không. Khi mọi thứ ổn định, đây là kết quả có khả năng xảy ra nhất, do đó, cổ phiếu sẽ thấp hơn một chút và đường cong lợi suất kho bạc đi ngang”.

Thượng viện, nơi được nhiều người cho là sẽ chuyển giao cho quyền lãnh đạo của đảng Dân chủ, đã đổ về phía đảng Cộng hòa suốt đêm, trong khi Hạ viện sẽ vẫn nằm trong tay đảng Dân chủ. Bloomberg cho rằng, nỗi lo chính xoay quanh chính phủ bị chia rẽ. Thị trường hy vọng vào một gói kích thích tài khóa lớn sẽ ít xảy ra hơn nếu hai bên đối lập làm việc cùng nhau.

“Với việc các đảng viên Cộng hòa vẫn nắm quyền tại Thượng viện, chúng tôi sẽ ngạc nhiên khi thấy một dự luật kích thích vào đầu năm tới vượt quá 500 tỷ USD, ít hơn nhiều so với mức 2.000 tỷ USD mà chúng tôi mong đợi nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng”, Ian Shepherdson, nhà kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics ở New York, cho biết.

Công tác đếm phiếu bầu ở Philadelphia, Pennsylvania, vào ngày 3/11. Ảnh: Bloomberg

Công tác đếm phiếu bầu ở Philadelphia, Pennsylvania, vào ngày 3/11. Ảnh: Bloomberg

Sebastien Galy, chiến lược gia vĩ mô tại Nordea Investment Funds SA, thì nêu ý kiến: “Một tổng thống của đảng Dân chủ với Thượng viện của đảng Cộng hòa có thể sẽ bị buộc phải thu hẹp tài chính, điều này không giúp ích gì một cách ngoạn mục cho tăng trưởng. Một cuộc bầu cử có tranh chấp sẽ khiến mọi chính sách vĩ mô trở nên khó lường”.

Lo lắng thậm chí còn lớn hơn đối với các nhà quản lý tiền tệ vốn đã thiếu giải pháp trong nhiều tuần. Bloomberg cho rằng, họ không có vẻ sẽ thay đổi cách điều hành so với kịch bản hiện tại. Các nhà đầu tư gần đây đã đặt cược vào sự nới lỏng công cụ tiền tệ ngay sau cuộc bầu cử.

Elsa Lignos, trưởng bộ phận chiến lược FX toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho biết: “Các kết quả sắp công bố có thể gây tranh cãi. Nỗi sợ hãi về một kết quả gây tranh cãi vẫn chưa thực sự thành hiện thực khi các bang chiến trường vẫn giằng co từng giờ. Nhưng không may là nó có vẻ có nhiều khả năng xảy ra hơn trong vài ngày tới”.

Nếu không có "Làn sóng Xanh" dành cho đảng Dân chủ vào kỳ này, sự biến động có thể sẽ vẫn tăng cao. Chiến lược gia Charlie McElligott của Nomura Securities International, cho biết: “Tỷ lệ cược đã tăng lên khi cuộc bầu cử diễn ra ở một tiểu bang, đặc biệt là sau khi Arizona được Fox công bố thuộc về ông Biden, điều đó có nghĩa là vẫn có cơ hội cao về kết quả tranh tụng”.

Nước Mỹ rất có thể sẽ có một tổng thống theo đảng này, một thượng viện theo đảng kia. Ảnh: Bloomberg
Nước Mỹ rất có thể sẽ có một tổng thống theo đảng này, một thượng viện theo đảng kia. Ảnh: Bloomberg

McCallum khuyên các nhà đầu tư nên “thắt dây an toàn cho một bộ phim vẫn đang tiếp diễn”. Ông nói: “Chúng tôi sẽ ủng hộ việc sử dụng các tài sản có rủi ro dài hạn ở đây và làm suy giảm xu hướng tăng của kho bạc. Nhưng rõ ràng điều này cũng không đủ sự ổn định”.

Theo Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của đơn vị quản lý tài sản UBS Group AG, những nhà đầu cơ chứng khoán có thể tìm thấy nhiều cơ hội trong kịch bản này. Ông lập luận rằng, bế tắc lập pháp ở Washington sẽ ngăn cản những thay đổi đáng kể đối với thuế và hỗ trợ tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp.

Vị này nhấn mạnh: “Tôi sẽ vẫn lạc quan về cổ phiếu vì lãi suất đang được kìm chế, lợi suất thực âm và nền kinh tế đang phục hồi. Cổ phiếu là loại tài sản phù hợp để sở hữu”.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement